Page 40 - Bi quyet kinh doanh cua nguoi Do Thai
P. 40
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
hoặc “chiến thuật cướp bóc” trong hoạt động kinh doanh, thậm chí là trong mối quan
hệ giao tiếp xã hội. Nhưng trên thực tế, người Do Thái rất hiếm khi hành động như
vậy, trái lại luôn đặt uy tín cùng danh dự lên vị trí hàng đầu. Các sản phẩm kinh
doanh và phong cách phục vụ của họ đều vượt chuẩn, không bao giờ lấy giả làm thật.
Vì sao? Ngoài yếu tố bối cảnh văn hóa của thương nhân Do Thái như: niềm tin vào
một “dân tộc do Thiên Chúa tuyển chọn”, có truyền thống tôn trọng chữ tín, tuân thủ
giao ước, còn có một yếu tố quan trọng hơn, đó là đạo lý kinh doanh chân chính mà
họ đã đúc kết được trong cuộc sống bôn ba lưu lạc và quy luật hoạt động thương
nghiệp của họ.
Hệ thống cửa hàng tổng hợp nổi tiếng nhất ở Anh là “Công ty bách hóa Marks and
Spencer”, do Simon Marks và người anh họ đồng sáng lập.
Cha của Simon là Michael đã di cư từ Nga sang Anh vào năm 1882. Ban đầu, ông chỉ
là một thương buôn nhỏ, sau đó mở được một cửa hàng ở chợ Leeds. Một thời gian
sau, cửa tiệm nhỏ của ông đã phát triển thành một hệ thống cửa hàng giá rẻ. Michael
qua đời để lại cơ nghiệp cho con trai mình quản lý. Sau đó, anh em Simon đã phát
triển hệ thống cửa hàng thêm một bước nữa, với nguồn vốn ngày càng hùng hậu,
hàng hóa ngày càng phong phú, thực sự trở thành một hệ thống cửa hàng giá rẻ có
chức năng không kém gì các siêu thị cao cấp.
Công ty bách hóa Marks and Spencer tuy lấy phương thức bán hàng giá rẻ làm yếu tố
chủ lực, nhưng rất chú trọng đến mặt chất lượng, thực sự đạt tới phương châm
“bàng tốt giá rẻ”. Dẫn theo cách nói của một số tờ báo, công ty bách hóa Marks and
Spencer đã thực sự tạo nên một cuộc cách mạng xã hội. Vì trước đây, thông qua hình
thức ăn mặc, chúng ta có thể đánh giá được một người thuộc tầng lớp nào, nhưng kể
từ khi công ty bách hóa Marks and Spencer đưa ra thị trường những bộ trang phục
sang trọng với giá cả phải chăng, nó đã giúp cho một người bình thường cũng có thể