Page 182 - 7. QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 2021
P. 182

sự phồn thịnh cho nhiều quốc gia, khu vực. Tuy nhiên, Chiến tranh lạnh đã kết

            thúc nhưng hòa bình vẫn chưa được thực hiện. Quá trình hợp tác, hội nhập quốc

            tế cũng nảy sinh nhiều vấn đề mới, đe dọa đến an ninh, chủ quyền của các quốc
            gia dân tộc và cuộc sổng của con người. Rất nhiêu sự kiện xảy ra như các cuộc

            chiến ừanh cục bộ, khu vực; khủng hoảng tài chính, tiền tệ; dịch bệnh lan truyền;

            sự tấn công của tin tặc; khủng bố quốc tế; biển đổi khí hậu; vấn đề lương thực;

            di dân tự do... đã hở thành tiêu điểm của giới truyền thông và điểm nóng mà quốc

            tế quan tâm, gây ảnh hưởng sâu sắc và rộng râi đến kinh tế, chính trị, ngoại giao,

            quân sự, khoa học xã hội và an ninh toàn thế giới.

                   Từ khi bước vào thế kỷ XXI, môi trường an ninh quốc tế ngày càng phức
            tạp, đa dạng hơn; tính chất và đặc điểm của các mối đe dọa an ninh cũng khác

            so với trước. An ninh trong nước và an ninh quốc tế có tác động qua lại mật thiết

            với nhau, con đường cũng như phương thức đối phó và loại trừ các mối đe dọa

            an ninh cũng xuất hiện xu thế mới. Quan niệm an ninh theo đó cũng có những

            thay đổi. Một số học giả phương Tây và Trung Quốc đã sử dụng mệnh đề “an
            ninh phi truyền thống” để miêu tả sự biến đổi mới của môi trường an ninh quốc

            tế.

                   Một sự thay đổi to lớn khác mà sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc đem đến

            chính là sự quan tâm hơn của chính phủ và người dân đối với các vân đề vê văn

            hóa, khoa học kỹ thuật và môi trường hơn là đấu tranh về an ninh, quân sự của

            quốc gia trên chính trường quốc tế.

             Đối mặt với thời kỳ lịch sử và môi trường quốc tế mới, quan niệm an ninh của

             các quốc gia cũng dần thay đổi. An ninh phi truyền thống ngày càng được coi
             trọng và có mối liên hệ mật thiết với “phát triển bền vững” về kinh tế-xã hội và

             “an ninh con người”.

                   Như vậy, phạm vi mà an ninh quàn tâm đã được mở rộng, có thể bao gồm

             nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường. Những vấn

             đề đỏ đến từ ưong nước hay ngoài nước, là kết quả của việc tính toán có chủ

             đích hay kết quả của sự vô tình gây ra, chỉ cần chúng gây ra sự tổn hại hoặc phá
             hoại đối vói con người hoặc môi trường sinh thái xung quanh thì chúng đều có

             thể bị coi là vấn đê an ninh mới, an ninh phi truyền thống.







            200
   177   178   179   180   181   182   183   184   185   186   187