Page 197 - 7. QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 2021
P. 197

và phi truyền thống; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, an ninh mạng”                    LXXXIII . Do

          đó, hầu hết các cơ quan bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương đã ý thức đưực

          tác hại của tội phạm công nghệ cao, tích cực nâng cấp hạ tầng cơ sở thông tin,

          tăng khả năng bảo mật các kho tư liệu qũốc gia, giảm thiểu tối đa sự tổn thất do

          tội phạm công nghệ cao gây ra. Tội phạm “khủng bố” đang là một trong những
          mối đe dọa an ninh hàng đầu đến sự ổn định chính trị, trật tự an toàn của đất nước

          ta trong tiến trình hội nhập quốc tế.

                      Mặt khác, các nước phát triển có ưu thế về vốn, khoa học, công nghệ,

               thị trường nên trong quan hệ quốc tế giữa các nước phát triển và các nước

               đang phát triển còn nhiều bất bình đẳng. Các nước này đã lợi dụng quá trình

               toàn cầu hóa thông qua các hoạt động như ngoại giao, du lịch, giao lưu văn

               hóa... để áp đặt các giá trị văn hóa, các luật chơi đối với chúng ta. Những chính
               sách hỗ trợ hoặc viện ượ, cho vay trung hạn và dài hạn... với các tổ chức kinh

               tế hoặc với Chính phủ Việt Nam của các nước lớn thường gắn vói những điều

               kiện về chính trị, pháp luật, chủ quyền, thể chế kinh tế. Trên thực tế, vấn đề

               khủng bố không chỉ gây hậu quả trực tiếp đến an ninh quốc gia, mà nhiều khỉ

               lại là cái cớ cho sự can thiệp của các thế lực bên ngoài vào công việc nội bộ

               nước ta, kể cả sự can thiệp bằng vũ lực. Như vậy, tác động của an ninh phi
               truyền thống với đất nước ta hiện nay đang diễn ra trên nhiều lĩnh vực, chúng

               ta phải luôn cảnh giác để không bị phụ thuộc vào các nước lớn trong quan hệ

               quốc tế.


                     2.3.2.  Ảnh hưởng đến thể chế chính trị

                      Giữ vững và kiên định thể chế chính trị là vấn đề cốt lõi trong việc bảo

               vệ độc lập dân tộc của mỗi quốc gia mà Việt Nam chứng ta không phải là

               ngoại lệ. Không thể có độc lập dân tộc thực sự, nếu quốc gia đó không giữ
               vững được thể chế chính trị đất nước và con đường phát triển của dân tộc

               mình. Do tính chất xuyên quốc gia của mối đe dọa an ninh phỉ truyền thống,

               nên để ứng phó, các quốc gia, dân tộc cân phải chấp nhận luật chơi chung,

               hoặc là phải có sự điều chỉnh về thể chế chính trị, điều chỉnh hệ thống pháp


               LXXXIII  Đảng Cộng sàn Việt Nam: Văn ìởện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.Chính
               trị quốc gia Sự thật, H.2016, tr. 148.


                                                                                                      215
   192   193   194   195   196   197   198   199   200   201   202