Page 195 - 7. QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 2021
P. 195
Dịch bệnh. Trong lịch sử, dịch bệnh luôn là mối lo của nhân loại. Trước mắt
bệnh truyền nhiễm uy hiếp lớn nhất đến toàn thể nhân loại và xã hội quốc tế là
bệnh AIDS. Bệnh AIDS đã trực tiếp cấu thành nguy cơ an ninh phỉ truyền thống
và gián tiếp cấu thành nguy cơ an ninh truyền thống. Ngoài ra còn có các dịch bệnh
khác như: dịch cúm, sốt rét, lao, SARS (2003), Ebola (2014), Covid-19...
2.2.4. An ninh tôn giáo, dân tộc
Trong những năm gần đây, hoạt động của các tôn giáo khá sôi dộng, diễn ra
theo nhiều xu hướng. Những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột
dân tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, li khai, hoạt động khủng bố, những
tranh chấp biên giới, lãnh thổ, biển đảo và các tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn
ra ở nhiều noi với tính chất ngày càng phức tạp. vấn đề dân tộc, tôn giáo trên thế
giới nói chung và ở từng quốc gia là hết sức phức tạp đã gây nên những hậu quả
nặng nề về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường cho các quốc gia, đe dọa
hòa bình, an ninh khu vực và thế giới. Đáng chú ý là các thế lực thù địch luôn lợi
dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo làm ngòi nổ cho những cuộc xung đột lợi ích để phục
vụ cho mưu đồ chính trị của họ. Trong những năm gần đây, xu hướng đạ thần giáo
phát triển, đồng thời, nhiều hiện tượng tôn giáo lạ ra đời, trong đó có không ít tổ
chức tôn giáo là một trong những tác nhân gây xung đột tôn giáo, xung đột dân tộc
gay gắt trên thế giới hiện nay. Các thế lực phản động tiếp tục lợi dụng tôn giáo để
chống phá, can thiệp vào các quốc gia dân tộc độc lập, trong đó Việt Nam là một
trọng điểm.
2.2.5. Chủ nghĩa khủng bố
Tội phạm khủng bố trong vài thập niên gần đây đã trở thành vấn đề quốc
tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định và phát triển của cả thế giới. Đây là
nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống, có khả năng lan truyền rộng rãi,
được hình thành bởi rất nhiều nguyên nhân: Từ chủ nghĩa cực đoan tôn giáo,
cực đoan về dân tộc, sắc tộc, đến đói nghèo, bệnh tật, bất bình đẳng, phân hóa,
xung đột xã hội hay tranh giành quyền lực, tranh giành địa chính trị và các
nguồn tài nguyên. Khủng bố còn có thể là hệ quả quá trình thực thi chính sách
quản lý xã hội thiếu sáng suốt, gây chia rẽ các nhóm xã hội ở các quốc gia và
cũng có thể bắt nguồn từ chiến tranh, can thiệp của một hoặc một số nước vào
213