Page 252 - 7. QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 2021
P. 252

Hội nghị về Luật biển lần thứ ba do Liên hợp quốc triệu tập, với sự tham

              gia của 165 nước và vùng lãnh thổ, qua 9 năm họp trù bị (1973-1982), đến

              ngày 30-4-1982, đã thông qua Dự thảo Công ước mói của Liên hợp quốc về
              Luật biển. Ngày 10-7-1982, 119 đoàn đại biểu quốc gia, trong đó có Cộng hòa

              xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã chính thức ký kết “Công ước của Liên hợp quốc

              về Luật biển”. Công ước về Luật biển năm 1982 có hiệu lực từ ngày 16-11-

              1994. Sự ra đời Công ước về Luật biển năm 1982 được đánh giá là thắng lọi

              có ý nghĩa lịch sử của phong trào giải phóng dân tộc, là kết quả của cuộc đấu

              tranh đòi thay đổi trật tự pháp lý cũ trên biển của các nước thuộc thế giới thứ

              ba. Công ước được coi là “Hiến pháp đại dương”, bảo đảm việc sử dụiig, khai
              thác biển một cách công bằng, đồng thời bảo vệ được môi trường, giữ gìn

              nguồn tài nguyên biển cho sự phát triển bền vững của các thế hệ mai sau.

                     Trong thời gian này đã diễn ra nhiều cuộc tranh chấp chủ quyền biển,

              đảo giữa các quốc gia. Một số nước không che giấu ỷ định trở thành cường

              quốc đại dương. Chiến lược biển của họ là phải bảo đảm được hai lợi ích: lợi

              ích trên các vùng biển, thềm lục địa quốc gia và lợi ích trên đại dương của thế

              giới. Trong cuộc tiến quân ra biển, các nước mạnh về kinh tế và khoa học -
              công nghệ chiếm ưu thế và diễn ra nhiều tranh chấp chủ quyền trên biển, đảo.

              Trong vài thập kỷ qua, trên thế giới đã xảy ra nhiều cuộc tranh chấp tài nguyên

              biển căng thẳng đến mức được gọi là “chiến tranh”, như “chiến tranh cá tuyết

              giữa Aixơlen với Anh”, “chiến tranh cá ngừ giữa Mỹ với Mexico”, tranh chấp

              đánh cá ở Bắc Đại Tây Dương giữa Canada với Tây Ban Nha... Đồng thời có

              nhiều cuộc tranh chấp đảo, kể cả những hòn đảo nhỏ bé, thậm chí cả những
              bãi đá chưa nhô lên khỏi mặt nước, với nguyên nhân chủ yếu là giành lợi ích

              kinh tế của vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa bao quanh đảo. Trong

              việc xác định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa quốc gia,

              đang tồn tại nhiều vùng chồng lấn và tranh chấp giữa các nước có biển















               27Ó
   247   248   249   250   251   252   253   254   255   256   257