Page 124 - Giao trinh quoc phong & an ninh
P. 124
Hoạt động của khu vực phòng thủ trong trạng thái có tình huống: Khi địa
phương đặt trong trạng thái có tình huống, cấp ủy, chính quyền phải phát huy sức
mạnh tổng hợp, áp dụng các biện pháp tổng hợp xử lý kịp thòi theo quyền hạn
pháp luật quy đỉnh cho từng cấp. Khi xảy ra bạo loạn, khu vực phòng thủ phải
phát huy sức mạnh tổng hợp, áp dụng các biện pháp tổng hợp xử lý kịp thời, tại
chỗ, từ cơ sở, không để lây lan kéo dài, không để hậu quả nghiêm trọng.
Hoạt động của khu vực phòng thủ tình ưạng khẩn cẩp: Khi Chủ tịch nước
ban bố tình trạng khẩn cấp, các địa phương trong phạm vi được đặt trong tình
trạng khẩn cấp, cấp ủy, chính quyền địá phương quán triệt các văn bản của cấp
trên; ra chủ trương biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo; lập chương trình triển khai các
biện pháp được áp dụng trong trạng thái khẩn cấp.
Hoạt động của khu vực phòng thủ trong trạng thái thời chiến: Khi Chủ tịch
nước ban bố tình trạng chiến tranh, khu vực phòng thủ nhanh chóng chuyển địa
phương sang thời chiến, thực hiện các chỉ tiêu tổng động viên; khôi phục biên chế
thời chiến cho các đơn vị lực lượng vũ trang địa phương theo mệnh lệnh của quân
khu; triển khai thế trận chiến tranh nhân dân, vừa chiến đấu vừa củng cố, xây
dựng lực lượng, duy trì mọi mặt hoạt động xã hội của địa phương.
2. NỘI DUNG XÂY DỤNG CÁC TÌNH, THÀNH PHỐ TRựC THUỘC
TRUNG ƯƠNG THÀNH KHU vực PHÒNG THỦ VŨNG CHẮC TRONG
TÌNH HÌNH MỚI
2.1. Xây dụng tiềm lực của khu vực phòng thủ
Tiềm lực khu vực phòng thủ là khả năng về nhân lực, vật lực, tinh thần có
thể huy động cho khu vực phòng thủ và chi viện, hỗ trợ cho các khu vực phòng
thủ khác, gồm: Tiềm lực chính trị, tinh thần;
kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ; quân sự, an ninh, đối ngoại và
các tiềm lực khác.
2.1.1. Xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần
Tiềm lực chính trị - tinh thần của khu vực phòng thủ là khả năng về chính
trị - tinh thần của địa phương có thể huy động tạo thành sức mạnh để thực hiện
131