Page 1003 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 1003

Phaàn VI: Löôïc chí caùc xaõ, phöôøng    1003



                  XVII. Xã Sông Khoai

                  1. Địa lý tự nhiên

                  Xã Sông Khoai cách trung tâm thị xã Quảng Yên 8 km; phía Đông giáp phường Cộng
               Hòa, phía Tây giáp phường Trưng Vương thuộc thành phố Uông Bí, phía Nam giáp xã
               Hiệp Hòa, phía Bắc giáp phường Đông Mai.

                  Tổng diện tích tự nhiên của xã là 1.839,76 ha; trong đó có 928,14 ha đất sản xuất
               nông nghiệp, 163,96 ha đất nuôi trồng thủy sản, 225,96 ha đất lâm nghiệp, còn lại là
               các loại đất khác. Địa hình xã thuộc vùng trung du bán sơn địa. Cánh đồng lúa rộng lớn
               của Sông Khoai trước đây vốn là một vùng sông nước mênh mông thuộc lưu vực sông
               Đồng Bái Tây, bắt nguồn từ núi Vũ Tướng đổ ra sông Bạch Đằng. Sông Đồng Bái Tây có
               Cồn Khoai nên nhân dân còn gọi là Sông Khoai, nước sông lên xuống theo chế độ thủy
               triều. Vào những lúc triều cường, nước to gió lớn, thuyền bè đi lại gặp nhiều khó khăn,
               khi thủy triều rút, lộ ra từng bãi trang, sú vẹt rộng lớn.

                  Xã Sông Khoai có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh. Xã có một số tuyến đường giao
               thông đối ngoại quan trọng chạy qua như: Tỉnh lộ 331 nối thị xã Quảng Yên với thành
               phố Hạ Long và Tỉnh lộ 338 (tuyến đường Uông Bí - cầu Sông Chanh) nối liền thị xã
               Quảng Yên với thành phố Uông Bí. Các tuyến đường liên thôn, liên xã như: Rộc Đông -
               Bến Thóc, đường ven núi Na, đường hộ đê... thường xuyên được cải tạo, nâng cấp, góp
               phần tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa Sông
               Khoai với các địa phương trong và ngoài thị xã.
                  2. Khái quát quá trình hình thành

                  Sông Khoai là một xã mới được thành lập năm 1984, song những địa danh như Khoái
               Lạc, Khe Nữ, Trại Nghi có lịch sử hình thành từ lâu đời.

                  Vào cuối thế kỷ XVI, một số con cháu dòng họ Mạc ở Hải Dương đã đổi tên họ thành họ
               Đoàn cùng với một số người mang dòng họ khác đến khu vực đầu nguồn Sông Khoai, Sông
               Dũi (Sông Con) và Sông Uông sinh sống, lập nên làng Vạn Trà gồm 3 thôn: Khoái Lạc,
               Trại Nghi, Khe Nữ. Khi dân cư ngày càng đông đúc và giàu có hơn so với các làng khác
               trong vùng, làng Vạn Trà được đổi tên thành xã Khoái Lạc. Dưới thời vua Gia Long, xã
               Khoái Lạc thuộc huyện Yên Hưng, trấn Yên Quảng. Đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831),
               trấn Yên Quảng đổi thành tỉnh Quảng Yên. Xã Khoái Lạc thuộc huyện Yên Hưng, tỉnh
               Quảng Yên. Sau đó, dân cư phát triển và hình thành nên 8 thôn, xóm: Khoái Lạc, Đồng
               Trong, Khe Nữ, Đống Dù, Nghi Thành, Chạp Khê, Đồng Mương, Trại Thành .
                                                                                               (1)
                  Từ năm 1976 - 1978, công trình quai đê chặn dòng Sông Khoai đã tạo ra vùng kinh
               tế mới Sông Khoai rộng lớn. Trên cơ sở đó, ngày 06/3/1984, Hội đồng Bộ trưởng (nay
               là Chính phủ) ban hành Quyết định số 37-HĐBT, chia xã Đông Mai thành 2 xã: Sông
               Khoai và Đông Mai. Xã Sông Khoai gồm: thôn Khoái Lạc  và toàn bộ diện tích đất mới
                                                                           (2)
               được khai hoang.


               (1)  Ban Chấp hành Đảng bộ phường Đông Mai: Lịch sử Đảng bộ phường Đông Mai (1930 - 2020),
               sđd, tr.13.
               (2)  Xem Quyết định số 37-HĐBT ngày 06/3/1984 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phân vạch địa giới
               một số xã thuộc tỉnh Quảng Ninh.
   998   999   1000   1001   1002   1003   1004   1005   1006   1007   1008