Page 1004 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 1004

1004    Ñòa chí Quaûng Yeân



                  Ngày 25/11/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP về việc thành lập
               thị xã Quảng Yên và các phường thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Từ năm
               2011 đến nay, xã Sông Khoai là một trong 19 đơn vị hành chính trực thuộc thị xã Quảng
               Yên, gồm 11 thôn: thôn 1, thôn 2, thôn 3, thôn 4, thôn 5, thôn 6, thôn 7, thôn 8, thôn 9,
               thôn 10, thôn 11.
                  3. Dân số và đặc điểm dân cư

                  Các phát hiện khảo cổ học về những ngôi mộ gạch có niên đại vào thế kỷ II được tìm
               thấy ở thôn 5 cho thấy, cách ngày nay hơn 1.800 năm, Sông Khoai đã có cư dân sinh
               sống. Đến thế kỷ XVI, một số con cháu dòng họ Mạc ở Hải Dương đã đổi tên họ thành họ
               Đoàn cùng với một số người thuộc họ Lại, họ Lê, họ Đinh, họ Hoàng, họ Đoàn, họ Trần,
               họ Vũ, họ Nguyễn... từ nhiều nơi đến đây phát rừng làm ruộng nương, đắp đê cải tạo
               các bãi bồi ở khu đầu nguồn Sông Khoai, Sông Dũi (Sông Con) và Sông Uông để canh
               tác và đánh cá.

                  Năm 1977, sau khi đê Sông Khoai hoàn thành, Huyện ủy Yên Hưng quyết định điều
               động nhân dân một số xã đi xây dựng vùng kinh tế mới Sông Khoai như: Hiệp Hòa, Cẩm
               La, Liên Vị, Cộng Hòa, Phong Cốc, Liên Hòa. Trong buổi đầu xây dựng vùng kinh tế mới
               Sông Khoai có 47 hộ dân thuộc xã Hiệp Hòa; 20 hộ dân thuộc khu vực Hà Bắc - Hà Nam;
               15 hộ thuộc Khe Nữ, 12 hộ thuộc Đồng Trong và Rộc Đông của xã Đông Mai.

                  Năm 1979, chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra. Trước tình hình đó, Huyện ủy Yên
               Hưng chỉ đạo Chi bộ Sông Khoai tìm mọi biện pháp tiếp tục ổn định dân cư, tiến hành
               tiếp nhận một số hộ dân trở về từ Đoan Tĩnh, Hải Yên (Móng Cái), Đài Xuyên (Vân Đồn)
               đến khai hoang, mở rộng diện tích .
                                                   (1)
                  Từ những hộ dân đầu tiên đến Sông Khoai xây dựng vùng kinh tế mới, đến năm 1984,
               xã có 900 hộ với 5.192 nhân khẩu. Đến ngày 31/12/2023, xã có 12.363 nhân khẩu với
               3.350 hộ.

                  4. Khái quát truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng

                  Mặc dù mới thành lập năm 1984 nhưng cư dân của xã Sông Khoai phần lớn là ở các
               xã khu vực Hà Nam, Hà Bắc chuyển đến xây dựng vùng kinh tế mới và nhân dân sinh
               sống tại thôn Khoái Lạc (Đông Mai). Vì thế, những giá trị văn hóa tốt đẹp mang đặc
               trưng của cư dân vùng cửa sông Bạch Đằng vẫn được nhân dân địa phương gìn giữ, phát
               huy, trong đó có truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng. Các thế hệ người dân
               xã Sông Khoai luôn tự hào mỗi khi nhắc đến những chiến công oanh liệt của cha ông
               trên sông Bạch Đằng và truyền thống “Khoái Lạc nghĩa dân” mà nhân dân nơi đây đã
               góp sức cùng quan quân triều đình Nhà Nguyễn bảo vệ quê hương.
                  Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, thôn Khoái Lạc là một cơ sở cách
               mạng. Đình Khoái Lạc được Chi bộ Đông Mai lựa chọn làm nơi tổ chức hội họp để vạch
               ra những kế hoạch chống lại các cuộc càn quét, bình định lấn chiếm của thực dân Pháp,
               góp phần cùng quân dân cả nước đánh thắng thực dân Pháp xâm lược.


               (1)  Theo Ban Chấp hành Đảng bộ xã Sông Khoai: Lịch sử Đảng bộ xã Sông Khoai (1984 - 2020), Nxb.
               Thông tấn, 2020, tr.42.
   999   1000   1001   1002   1003   1004   1005   1006   1007   1008   1009