Page 1014 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 1014

1014    Ñòa chí Quaûng Yeân



                  Năm 1955, tỉnh Quảng Yên hợp nhất với Đặc khu Hòn Gai thành khu Hồng Quảng.
               Ngày 02/5/1956, xã Tiền An chia làm 2 xã: Tiền An (gồm thôn La Khê) và Hoàng Xá
               (gồm Bùi Xá, Hoàng Lỗ và Tân Ngư). Đến ngày 06/7/1957, Ủy ban hành chính khu Hồng
               Quảng ban hành Quyết định số 965-TCCB, sáp nhập thôn Bùi Xá của xã Hoàng Xá vào
               xã Tiền An. Xã Tiền An lúc này gồm 2 thôn: La Khê và Bùi Xá. Năm 1963, tỉnh Quảng
               Ninh được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng. Xã Tiền
               An thuộc huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh.

                  Năm 1964, vùng bãi triều phía Nam xã Tiền An được chọn để tổ chức quai đê lấn
               biển, xây dựng làng vận tải, sau hình thành nên xã kinh tế mới Hà An (năm 1971).

                  Ngày 21/12/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 94-CP về việc chia tách xã Tiền An
               thành 2 xã: Tiền An và Tân An. Ngày 27/3/1996, lễ công bố thành lập 2 xã được tổ chức.
                  Năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP về việc thành lập thị xã
               Quảng Yên và thành lập các phường thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Xã Tiền
               An là một trong 19 đơn vị hành chính trực thuộc thị xã Quảng Yên.

                  3. Dân số và đặc điểm dân cư

                  Thời Bắc thuộc, địa bàn Tiền An từng là trung tâm chính trị của khu vực. Nhiều hiện
               vật đồ gốm được phát hiện ở khu vực Hoàng Tân, Bùi Xá cho thấy cư dân đông đảo và
               cuộc sống khá giả của con người nơi đây. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân: chiến tranh,
               thiên tai, điều kiện sống không thuận lợi... nên lớp cư dân này dần phiêu tán.

                  Vào thế kỷ XV, ở mảnh đất Tiền An, nhiều nhóm cư dân từ Bắc Ninh, Hải Dương...
               đến phát rừng lập làng, cải tạo đầm bãi hoang vu thành ruộng đồng, lập nên thôn xóm.
               Người dân chủ yếu làm nông nghiệp trồng lúa, khai thác đánh bắt thủy sản và trao đổi,
               buôn bán sản vật tại các chợ.

                  Thời Nguyễn, khu vực Quảng Yên là trung tâm hành chính, văn hóa của toàn vùng
               Đông Bắc. Các hoạt động giao thương phong phú là điều kiện để thu hút nhiều luồng cư
               dân từ các nơi đến nhập cư, làm ăn sinh sống tại Quảng Yên, trong đó có địa bàn Tiền
               An. Cư dân nơi đây thuộc nhiều tầng lớp khác nhau: quan lại, binh lính, thương gia,
               nông dân... tạo nên sự đa dạng trong thành phần dân cư của khu vực.
                  Qua nhiều thế hệ, bằng sự cần cù, sáng tạo trong lao động, cư dân Tiền An đã vượt
               mọi chông gai, thử thách, cùng nhau phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng quê hương
               ngày càng giàu đẹp, văn minh. Năm 1975, dân số của xã Tiền An là 6.462 người. Tính
               đến ngày 31/12/2023, xã có 9.587 người với 2.719 hộ dân, phân bố tại 16 thôn: Cỏ Khê,
               Chợ Rộc, Cửa Tràng, Cây Sằm, thôn Chùa, Giếng Đá, thôn Đình, Vườn Chay, Bãi 2,
               Giếng Sen, Núi Thùa, Giếng Méo, Núi Đanh, Núi Thành, Thành Giền, Bãi 4.

                  4. Khái quát truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng

                  Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, dòng sông Bạch Đằng thuộc địa phận
               Quảng Yên đã ghi nhận nhiều chiến công lừng lẫy, đó là chiến công chống quân xâm
               lược Nam Hán năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo, chiến thắng chống quân Tống năm 981
               do Lê Đại Hành chỉ huy và chiến thắng lịch sử chống quân xâm lược Nguyên - Mông
   1009   1010   1011   1012   1013   1014   1015   1016   1017   1018   1019