Page 1015 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 1015
Phaàn VI: Löôïc chí caùc xaõ, phöôøng 1015
năm 1288 của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Trong những thắng lợi đó, nhân
dân vùng Tiền An nói riêng và nhân dân vùng Quảng Yên nói chung đã tích cực tham gia
vận chuyển lương thực, nuôi dưỡng binh lính, chặt gỗ, chôn cọc trên sông, phối hợp cùng
quân đội mai phục, chặn đánh địch ở những nơi hiểm yếu...
Đầu năm 1864, tên giặc Tạ Văn Phụng kéo quân thủy đậu ở ngoài khơi Nghiêu Phong
(Cát Hải) gồm 256 chiến thuyền và hơn 3.000 quân thủy bộ vào Quảng Yên cướp bóc.
Ngày 26 tháng 6 năm Giáp Tý (1864), dưới sự chỉ huy của hai danh tướng Trương Quốc
Dụng và Văn Đức Giai, quân đội triều đình cùng nhân dân La Khê đã đoàn kết, đồng
lòng chống lại giặc tại đồng Trũng Hồ, xã La Khê. Trong trận này, Hiệp thống Trương
Quốc Dụng và Tuần phủ Quảng Yên Văn Đức Giai đã tử trận cùng với 380 quân sĩ . Để
(1)
tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao đánh giặc của hai ông, dân làng La Khê đã lập đền
thờ phụng, gọi tên là đền Quan Đại (đền quan lớn).
Sau khi thực dân Pháp chiếm đóng tỉnh Quảng Yên (năm 1883), các tầng lớp nhân
dân La Khê bị thực dân, phong kiến bóc lột nặng nề. Không chịu khuất phục, nhiều
thanh niên trai tráng ở La Khê đã gia nhập các cuộc khởi nghĩa chống Pháp do Đốc Tít,
Đề Hồng, Lãnh Pha... khởi xướng. Các cuộc khởi nghĩa tuy không thành công nhưng là
minh chứng tiêu biểu về lòng căm thù giặc sâu sắc và truyền thống đấu tranh bất khuất
của nhân dân La Khê.
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhân dân La Khê tiếp thu đường lối cách
mạng, tích cực tham gia các hoạt động yêu nước. Nhiều người được giác ngộ và trở thành
cơ sở của Việt Minh, sẵn sàng chờ thời cơ nổi dậy giành chính quyền. Ngày 20/7/1945,
đội du kích La Khê cùng đội du kích các xã khác tham gia ngăn chặn sự chi viện của
quân Nhật ở bến Ngự và đường đi Uông Bí, Yên Lập, góp phần làm nên thắng lợi trong
trận đánh vào trại Bảo an binh, giải phóng hoàn toàn tỉnh lỵ Quảng Yên.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nhân dân Tiền An kiên
cường bám trụ giữ đất, giữ làng, phối hợp với các lực lượng vũ trang, anh dũng chống
lại các cuộc bắn phá của kẻ thù. Tiêu biểu, ngày 14/02/1954, đội du kích xã Tiền An phối
hợp với Đại đội 915 đánh bốt La Khê, tiêu diệt 6 tên địch, bắt sống 32 tên, thu 2 súng
máy và nhiều súng trường. Tiếp đó, ngày 18/3/1954, đội du kích xã Tiền An cùng Đại đội
915 và đội du kích các xã khác đánh bốt Kim Lăng, tiêu diệt 6 tên địch, bắt sống 62 tên,
thu gần 100 súng các loại. Chín năm kháng chiến trường kỳ, gian khổ, nhiều gia đình ở
Tiền An đã trở thành cơ sở cách mạng, ủng hộ thóc gạo nuôi bộ đội, mua hàng triệu đồng
công phiếu kháng chiến. Hàng trăm người con Tiền An tham gia vào đội quân du kích
và dân công hỏa tuyến, phục vụ Chiến dịch Đường số 18, Chiến dịch Tây Bắc và Chiến
dịch Điện Biên Phủ, đóng góp vào thắng lợi chung của dân tộc.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân Tiền An vừa tích cực chi viện
sức người, sức của cho chiến trường miền Nam, vừa trực tiếp tham gia chống chiến tranh
phá hoại của đế quốc Mỹ. Với khẩu hiệu “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu
(1) Xem Lê Đồng Sơn (Chủ biên): Văn hóa Yên Hưng - Lịch sử hình thành và phát triển, sđd, tr.316-317.