Page 415 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 415

Phaàn IV: Kinh teá    415



                  Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong được Thủ tướng Chính phủ chấp nhận chủ
               trương đầu tư theo Quyết định số 1792/QĐ-TTg ngày 16/9/2016. Khu công nghiệp có
               tổng diện tích quy hoạch gần 1.200 ha do các nhà đầu tư: Infra Asia Hong Kong, Deep
               C và Tập đoàn Hateco làm chủ đầu tư. Khu công nghiệp được định hướng trở thành một
               hệ thống khu công nghiệp kết nối trực tiếp với cảng biển, phát triển các ngành logistics,
               hóa chất, hóa dầu...

                  Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong nằm trong Khu kinh tế ven biển Quảng Yên, có
               Quốc lộ 18 chạy qua, cách cao tốc Hạ Long - Hải Phòng 2 km và gần với các trung tâm
               công nghiệp như Hải Phòng, Hạ Long, tiếp giáp cảng Lạch Huyện (Hải Phòng). Hệ
               thống giao thông thuận lợi đã tạo được mối liên kết giữa Khu công nghiệp Bắc Tiền
               Phong với các trung tâm công nghiệp trong vùng và thu hút được các doanh nghiệp đến
               đầu tư. Hiện nay, có 7 nhà đầu tư đăng ký thuê đất với tổng diện tích trên 93 ha, 2 dự
               án thứ cấp của Công ty Cổ phần Hóa dầu Yên Hưng với tổng số vốn đầu tư là 4.229 tỷ
               đồng, trong đó Dự án Cảng hóa lỏng Yên Hưng đã tiến hành xây dựng cơ sở vật chất từ
               đầu tháng 9/2022.

                  Khu công nghiệp Bạch Đằng được Thủ tướng Chính phủ duyệt chủ trương đầu
               tư vào năm 2019, do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Sửa chữa ô tô Hải
               Phòng làm chủ đầu tư với tổng số vốn gần 1.000 tỷ đồng. Khu công nghiệp Bạch Đằng có
               tổng diện tích 176,45 ha nằm trong khu vực Đầm Nhà Mạc, cách cảng Đình Vũ 9,1 km
               (thành phố Hải Phòng), cách sân bay Cát Bi 14 km và đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
               7 km. Khu công nghiệp Bạch Đằng được định hướng phát triển là khu công nghiệp đa
               ngành sử dụng công nghệ cao phù hợp với quy chuẩn quốc tế, thân thiện môi trường
               với một số lĩnh vực như: cơ khí lắp ráp, sản xuất phụ tùng, linh kiện điện tử, hàng tiêu
               dùng, thủ công mỹ nghệ, dệt may... Hiện nay, khu công nghiệp đang trong quá trình giải
               phóng mặt bằng.

                  Các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên đều nằm trong Khu kinh tế ven
               biển Quảng Yên, đây sẽ là động lực quan trọng để thị xã phát triển các ngành công
               nghiệp xanh, sạch, thân thiện với môi trường, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài
               nước đầu tư vào Quảng Yên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết việc làm
               và tăng thu nhập cho người dân, đưa Quảng Yên trở thành trung tâm công nghiệp, chế
               biến chế tạo của tỉnh Quảng Ninh.

                  4.3. Cụm công nghiệp

                  Cụm công nghiệp là nơi sản xuất, kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ, thực hiện các
               dịch vụ cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định,
               không có người dân sinh sống và chịu sự quản lý của chính quyền địa phương.

                  Trước năm 2016, trên địa bàn thị xã Quảng Yên quy hoạch được một số cụm công
               nghiệp như: Cụm công nghiệp chế biến thủy sản Yên Giang, Cụm công nghiệp sửa
               chữa, đóng tàu Hà An, Cụm công nghiệp tàu thủy Sông Chanh, Cụm công nghiệp Đồng
               Bái, Cụm công nghiệp Km7; trong đó Cụm công nghiệp sửa chữa, đóng tàu Hà An đã đi
               vào sản xuất. Tuy nhiên, các cụm công nghiệp đều trùng với diện tích vùng nghiên cứu
   410   411   412   413   414   415   416   417   418   419   420