Page 419 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 419
Phaàn IV: Kinh teá 419
Đầu Rằm đã đạt đến đỉnh cao. Với nguyên liệu là các loại đá mịn, cứng, người thợ tiến
hành cưa, ghè đá để tạo dáng công cụ sau đó mài, giũa tạo nấc, tạo vai, đánh bóng thành
công cụ lao động. Để làm được những công cụ có vai, có nấc đòi hỏi người thợ phải có kỹ
thuật cao hơn hẳn so với kỹ thuật ghè, đẽo và mài lưỡi thông thường. Điều này đã chứng
minh được sự phát triển của hoạt động chế tác đá cũng như sáng tạo của cư dân Đầu
Rằm để tạo ra những công cụ mới phục vụ cho lao động sản xuất.
Nghề làm đồ gốm
Nghề làm đồ gốm xuất hiện ở Quảng Yên gắn với quá trình tụ cư, sinh sống của người
Việt cổ. Đồ gốm được sản xuất để phục vụ nhu cầu sử dụng của cư dân (bình, nồi) là chủ
yếu, song quan trọng hơn, nó còn thể hiện trình độ kỹ thuật, tư duy và thẩm mỹ của cư
dân nơi đây. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nghề làm đồ gốm không được phát triển
liên tục trong các thời kỳ lịch sử.
Trong quá trình khai quật tại Đầu Rằm, bên cạnh công cụ bằng đá, các nhà khảo cổ
học phát hiện được nhiều hiện vật bằng gốm như: bình gốm, bi gốm, mảnh vòng gốm,
dọi xe sợi, chì lưới... Gốm thời kỳ này được phân thành hai loại: loại thứ nhất là gốm xốp
nhẹ, mỏng, bên ngoài có lớp nhăn, ít trang trí hoa văn, được làm bằng cách trộn đất với
vỏ nhuyễn thể, thành thường mỏng, mặt phẳng, bở và dễ bị vỡ; loại thứ hai là gốm chắc,
mang phong cách gốm Phùng Nguyên, gốm Mán Bạc, Đường Cồ, bề mặt gốm mịn, độ
dày của xương gốm khá đều, thường được nung ở nhiệt độ từ 600 - 800 C, hoa văn trang
0
trí chủ yếu là vặn thừng, khắc vạch, sóng nước... Năm 1998, các nhà khảo cổ học phát
hiện một bình gốm còn nguyên vẹn tại di chỉ Đầu Rằm. Bình gốm thuộc loại gốm chắc,
xương gốm màu xám đen, áo gốm màu đỏ sẫm, hoa văn mang phong cách gốm Phùng
Nguyên. Đây là di vật gốm duy nhất thuộc văn hóa Phùng Nguyên có hình dáng giống
như một chiếc gùi tre và là một tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao trong lịch sử phát triển
của nghề gốm Việt Nam thời tiền sơ sử.
Có thể thấy, làm gốm là nghề quan trọng đối với đời sống của cư dân người Việt cổ.
Người Đầu Rằm đã làm chủ được quy trình và kỹ thuật làm gốm, từ khâu chọn nguyên
liệu, tạo dáng đến trang trí, phơi và nung gốm để tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng
phục vụ nhu cầu đời sống của mình.
Chế tác đồ trang sức
Bên cạnh làm công cụ lao động bằng đá, làm gốm, người Việt cổ ở Quảng Yên còn
biết chế tác đồ trang sức để làm đẹp... Đối với đồ trang sức bằng đá, cư dân Đầu Rằm
đã có những hiểu biết sâu sắc về tính chất và đặc điểm của từng loại đá để lựa chọn
và chế tác. Đá được sử dụng là đá Nephrite hoặc đá Jade có màu trắng ngà hoặc xanh
đen, người thợ sử dụng kỹ thuật khoan tách lõi để tách lõi đá rồi tiến hành mài nhẵn
và đánh bóng để tạo ra những bộ trang sức có kiểu dáng, kích thước và màu sắc khác
nhau. Khoan tách lõi là kỹ thuật khó và là công đoạn mang tính quyết định nhất
trong quy trình chế tác đồ trang sức bằng đá. Có thể kể đến một số trang sức được làm
từ đá và sử dụng kỹ thuật khoan tách lõi như: vòng, chuỗi hạt, khuyên tai, vật đeo...