Page 422 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 422

422    Ñòa chí Quaûng Yeân



                  Bảng 3.7: Giá trị tổng sản lượng thủ công nghiệp huyện Yên Hưng giai đoạn
               1964 - 1968

                                                                                       Đơn vị: nghìn đồng

                      Năm             1964           1965           1966           1967           1968

                     Giá trị          5.889          5.786          6.077          5.996         5.208

                                          Nguồn: Số liệu thống kê cơ bản tỉnh Quảng Ninh 1964 - 1968

                  Năm 1970, Huyện ủy Yên Hưng chủ trương khôi phục sản xuất, sắp xếp lại ngành
               thủ công nghiệp, không đưa những người thợ thủ công đi khai hoang xây dựng kinh tế
               mới, đồng thời đưa 1 lò vôi, lò gạch, 1 tổ rèn và 1 đội đóng thuyền vào làm ăn tập thể.
               Cũng trong thời gian này, các cơ sở cơ khí, mộc, chế biến thực phẩm... phát triển ổn định,
               chất lượng một số mặt hàng như mũ, dệt thảm, may mặc được cải thiện, ba mục tiêu Đại
               hội Đảng bộ huyện lần thứ VI đề ra cho ngành thủ công nghiệp là phục vụ nông nghiệp,
               phục vụ xuất khẩu và phục vụ đời sống nhân dân được hoàn thành. Năm 1972, do ảnh
               hưởng bởi chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ nên sản xuất tiểu thủ công
               nghiệp bị ảnh hưởng, sản xuất vôi xuất khẩu được chuyển hướng sang sản xuất vôi phục
               vụ xây dựng, công nghiệp và nông nghiệp. Một số hợp tác xã như Thành Công, Liên
               Minh và ngành vật liệu xây dựng tiếp tục duy trì sản xuất, giá trị tổng sản lượng năm
               1972 đạt 90% so với năm 1971.

                  Từ năm 1973, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Yên Hưng khẩn
               trương khắc phục hậu quả chiến tranh và phục hồi sản xuất. Trong giai đoạn này, sản
               xuất tiểu thủ công nghiệp với hoạt động chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến
               cói và thêu ren. Mặc dù hoạt động sản xuất gặp nhiều khó khăn do chiến tranh song
               ngành tiểu thủ công nghiệp vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp,
               xuất khẩu, đời sống nhân dân và chiến đấu. Giá trị sản xuất ngành thủ công nghiệp
               năm 1975 tăng 7% so với năm 1973.

                  Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc thắng lợi, ngành tiểu thủ công
               nghiệp ở Yên Hưng có cơ hội phục hồi và phát triển. Huyện ủy Yên Hưng chủ trương
               phát triển sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến cói, xây dựng cơ khí phục vụ sản xuất
               nông nghiệp và xây dựng cơ bản, đồng thời tăng số lượng lao động thủ công nghiệp từ
               2.200 lên 6.600 lao động. Cuối năm 1977, huyện xây dựng được 4 cụm lò ngói, mỗi cụm
               sản xuất 3 triệu viên ngói/năm. Một số lò gạch, vôi của gia đình xã viên phát triển, nghề
               sản xuất thảm cói được duy trì. Giá trị tổng sản lượng ngành tiểu thủ công nghiệp tăng
               từ 7,5 triệu đồng (năm 1975) lên 8,6 triệu đồng (năm 1979).

                  Từ năm 1981, sản xuất tiểu thủ công nghiệp có xu hướng chững lại do chịu ảnh hưởng
               bởi cơ chế giá cả và nguồn nguyên liệu. Để giải quyết những khó khăn đó, huyện chủ
               trương khai thác thế mạnh về nguồn nguyên liệu tại chỗ của địa phương, mở rộng và
               đầu tư thêm cơ sở vật chất cho các hợp tác xã, sắp xếp lại tổ chức, điều phối lại nguồn
               lao động. Nhờ thực hiện tốt các giải pháp, tình hình sản xuất thủ công có nhiều chuyển
               biến, một số cơ sở như Hợp tác xã sản xuất chiếu cói xuất khẩu Vạn Hưng, dệt thảm...
   417   418   419   420   421   422   423   424   425   426   427