Page 423 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 423
Phaàn IV: Kinh teá 423
hoàn thành kế hoạch sản xuất và bán sản phẩm cho Nhà nước. Giá trị tổng sản lượng
ngành thủ công nghiệp của huyện năm 1981 đạt 114% so với kế hoạch. Tuy nhiên, từ
năm 1984 - 1985, ngành thủ công nghiệp gặp nhiều khó khăn, sản xuất giảm sút, do đó
giá trị tổng sản lượng năm 1985 chỉ bằng 45,2% so với năm 1981.
Bảng 3.8: Một số sản phẩm tiểu thủ công nghiệp chủ yếu của huyện Yên Hưng
từ năm 1981 - 1985
Năm 1981 1982 1983 1984 1985
Sản phẩm
Gạch nung (1.000 viên) 3.589,7 2.580 1.843,9 2.993 3.000
Ngói nung (1.000 viên) 2.930,6 1.696 1.912,8 1.753 1.800
Vôi các loại (tấn) 30.726 15.525 14.016,6 19.224 13.000
Đá hộc (m ) 67.780 43.911 45.900 54.426 43.000
3
Đá dăm (m ) 8.243 5.217 20.720 10.551 7.000
3
Bàn ghế học sinh (bộ) 254 247 342 425 400
Bàn làm việc (cái) 86 35 98 312 110
Tủ tài liệu (cái) 95 66 93 319 80
Ghế tựa (cái) 185 504 690 2.334 800
Quan tài (cái) 327 93 362 390 450
Bao manh 30.985 45.294 36.100 56.061 40.000
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Hưng 1981 - 1985
3. Tiểu thủ công nghiệp từ năm 1986 đến nay
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn
diện đất nước. Đường lối đổi mới của Đảng đã tạo động lực cho các ngành kinh tế của
huyện, trong đó ngành tiểu thủ công nghiệp từng bước thoát khỏi tình trạng trì trệ, sa sút.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng với trọng tâm là ba chương trình kinh tế lớn,
Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện Yên Hưng tiến hành đánh giá, rà soát tình hình
sản xuất tiểu thủ công nghiệp, những cơ sở, ngành nghề cũ được củng cố, một số cơ sở,
ngành nghề mới, trong đó thủ công nghiệp gia đình được tạo điều kiện để phát triển.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn về vật tư, nguyên liệu, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập song
các cơ sở sản xuất đã chủ động tháo gỡ khó khăn nên hoạt động sản xuất, chế biến phát
triển ổn định và sản xuất ra được nhiều sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Sản xuất đồ gỗ
và đồ dân dụng, sửa chữa và đóng mới các phương tiện vận tải có bước phát triển, nhiều
tổ hợp tác của một số gia đình làm nghề thủ công được hình thành. Giá trị sản lượng
tiểu thủ công nghiệp năm 1988 tăng 2% so với năm 1986, trong đó khu vực quốc doanh
chiếm 50,5%, khu vực tập thể chiếm 15,8%, khu vực cá nhân và gia đình chiếm 33,7%.
Từ năm 1991, quá trình thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý khiến một số hợp tác
xã tiểu thủ công nghiệp bị giải thể do không có điều kiện để phát triển và chưa có
hướng đi rõ ràng. Sau khi các hợp tác xã giải thể, loại hình sản xuất, kinh doanh tổ hợp