Page 424 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 424
424 Ñòa chí Quaûng Yeân
và tư nhân phát triển, thu hút nhiều lao động vào làm việc. Trong cơ chế quản lý mới của
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp tư nhân
phát triển đa dạng, tập trung vào một số ngành nghề truyền thống như: vật liệu xây
dựng, mộc dân dụng, sửa chữa và đóng mới tàu thuyền. Mặc dù gặp nhiều khó khăn về
nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ song sản xuất tiểu thủ công nghiệp vẫn có bước tăng
trưởng ổn định, các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, sơ chế và chế biến nông
sản, dệt thảm, thêu ren... tiếp tục được khuyến khích phát triển. Giá trị sản xuất ngành
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân từ 5,3%/năm (giai đoạn 1991 - 1995)
lên 40%/năm (giai đoạn 1996 - 2000). Năm 1999, giá trị sản xuất ngành tiểu thủ công
nghiệp đạt 8.400 triệu đồng (giá cố định năm 1994) .
(1)
Từ năm 2000, huyện Yên Hưng tập trung đẩy mạnh thực hiện sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
(2001 - 2010) do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đề ra. Để đẩy mạnh
phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện Yên
Hưng đã xây dựng và ban hành nhiều chương trình, nghị quyết và quy hoạch phát triển
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, hướng tới đưa ngành công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp trở thành ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của
huyện. Đối với ngành tiểu thủ công nghiệp, huyện chủ trương quy hoạch xây dựng các
điểm tiểu thủ công nghiệp làng nghề tại những địa phương có truyền thống sản xuất các
sản phẩm tiểu thủ công nghiệp như: Tân An, Hoàng Tân, Hiệp Hòa, Nam Hòa... với các
ngành nghề sản xuất chính như: đan lát, rèn đúc, chế biến gỗ, mây tre đan, sửa chữa cơ
khí, đóng tàu gỗ, làm ngư cụ...
Trong giai đoạn 2000 - 2005, nhiều cơ sở sửa chữa, đóng mới tàu thuyền được đầu
tư đổi mới công nghệ, chuyển từ đóng tàu gỗ sang đóng tàu sắt. Các cơ sở đóng mới,
sửa chữa tàu gỗ, sản xuất cơ khí để lắp máy thủy tiếp tục duy trì sản xuất, mỗi cơ sở
thu hút từ 10 - 15 lao động, giải quyết được việc làm cho nhiều lao động có tay nghề.
Các xã Nam Hòa, Cẩm La, Hiệp Hòa là những đơn vị điển hình về sản xuất tiểu thủ
công nghiệp: xã Nam Hòa có 20 cơ sở, xã Cẩm La có 6 cơ sở, xã Hiệp Hòa có 2 cơ sở,
các cơ sở này hằng năm đan và đóng sạp để gắn máy thuyền nan, hằng năm đan được từ
150 - 200 chiếc. Các ngành nghề như: đan lờ, đan đó, rổ, rá phát triển mạnh ở Nam
Hòa, Hiệp Hòa và một số xã lân cận với 325 hộ gia đình và 670 lao động tham gia sản xuất;
nghề đan, thắt lưới ở Hiệp Hòa, Tân An thu hút được hàng trăm lao động tham gia. Tính
đến năm 2005, trên địa bàn huyện có 1.274 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp với 2.353
lao động (chiếm 36% số lao động ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng) ,
(2)
thu nhập bình quân từ 500 - 800 nghìn đồng/người/tháng.
Cũng trong giai đoạn này, nhiều nghề thủ công mới được du nhập vào địa phương
như: nghề mây tre xuất khẩu, đan móc sợi... Việc du nhập thêm nghề mới góp phần thúc
(1) Huyện ủy Yên Hưng: Báo cáo tổng kết công tác năm 1999, phương hướng, nhiệm vụ công tác năm
2000, tr.4.
(2) Ủy ban nhân dân huyện Yên Hưng: Báo cáo kết quả khảo sát đánh giá thực trạng phát triển công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Yên Hưng đến năm 2005 và một số giải pháp thực
hiện đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, tr.4-6.