Page 429 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 429
Phaàn IV: Kinh teá 429
Để làm ra những sợi bún ngon, dẻo, đạt tiêu chuẩn phải trải qua nhiều công đoạn, từ
chọn gạo cho đến làm sợi bún, trong đó khâu chọn gạo là quan trọng nhất, quyết định
đến 90% chất lượng sợi bún. Gạo làm bún phải là những hạt gạo trắng, đều và khô.
Gạo được vo bằng nước sạch và ngâm trong nước mưa từ 5 - 6 tiếng, sau đó vớt ra tráng
sạch. Tiếp đó là công đoạn xay gạo. Trước đây, gạo được xay thủ công bằng cối, ngày nay,
người thợ thường xay gạo bằng máy để tiết kiệm thời gian và công sức. Để ra được một mẻ
bún, người thợ phải xay 25 - 30 kg gạo kèm 60 lít nước và 3 lạng muối. Gạo sau khi được
xay thành bột nước sẽ để khoảng 48 tiếng để lắng bột. Bột được cho vào một tấm vải dày
sau đó vắt khô nước thành từng quả bột và được nén thật khô bằng cối đá hoặc đá hộc.
Bột sau khi nén khô sẽ được luộc trong khoảng thời gian từ 15 - 20 phút, sau đó giã bột
cho đến khi bột nhão và sánh rồi cho bột vào khuôn nệt để lọc. Những bột nhỏ dùng làm
bún sẽ được cho vào khuôn vặn bún, bột to được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Để làm sợi bún, người thợ phải đun một nồi nước sôi, dùng tay bóp vào khuôn vặn
bún để bột chảy xuống. Khi bún nổi lên mặt nước, người thợ vớt bún ra và cho vào chậu
nước lạnh để rửa bún sau đó vớt ra rổ cho ráo nước. Bún thường được đựng trong rổ, rá
có lót lá chuối.
Bảng 3.11: Khối lượng và doanh thu bán sản phẩm bún Hiệp Hòa qua các năm
Năm 2011 Năm 2018 Năm 2019
Sản phẩm Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị
(tấn) (tr.đ) (tấn) (tr.đ) (tấn) (tr.đ)
Bún 150 750 155 1.240 150 1.200
Nguồn: Đề án bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề truyền thống của thị xã Quảng Yên
giai đoạn 2020 - 2025
Ngày nay, nhiều hộ sản xuất đã đầu tư máy móc, dây chuyền làm bún để tiết kiệm
thời gian và công sức. Mặc dù nhiều công đoạn được thực hiện bằng máy móc song
những kỹ thuật và bí quyết làm bún truyền thống vẫn được các hộ sản xuất sử dụng
nên bún Hiệp Hòa vẫn đảm bảo chất lượng, giữ được hương vị cổ truyền và đủ khả năng
cạnh tranh với bún của các địa phương khác để đứng vững trên thị trường.
Hiện nay, xã Hiệp Hòa có trên 30 cơ sở sản xuất bún, trung bình mỗi hộ sản xuất được
trên 200 kg bún/ngày với giá bán khoảng 8.000 đồng/kg. Do bún không giữ được lâu nên
thị trường tiêu thụ của bún Hiệp Hòa chủ yếu trên địa bàn thị xã và một số địa phương
lân cận như: Uông Bí, Hạ Long...
Năm 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 275/QĐ-UBND
công nhận nghề làm bún Hiệp Hòa là nghề truyền thống. Đây vừa là động lực, cơ hội,
vừa là thách thức để thị xã Quảng Yên nói chung và xã Hiệp Hòa nói riêng gìn giữ, phát
triển nghề truyền thống.
4.2. Nghề đóng tàu, thuyền vỏ gỗ Đò Chanh
Nghề đóng tàu, thuyền vỏ gỗ Đò Chanh (khu 7, phường Nam Hòa) có từ lâu đời. Ngay
từ khi những vị Tiên Công đặt chân đến vùng đất này quai đê lấn biển, lập xóm dựng làng,