Page 434 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 434

434    Ñòa chí Quaûng Yeân



                  Nghề đan lờ ở Hưng Học được hình thành từ thế kỷ XV, Tổ nghề là cụ Đặng Húy Đôn,
               người vùng Thanh Hà di cư về Hà Nam sinh sống và mang nghề đan lờ đến vùng đất này.
               Trong một thời gian dài, nghề đan lờ không được chú trọng phát triển, cho đến đời thứ
               9 mới được khôi phục. Trước đây, nghề đan lờ tồn tại theo kiểu cha truyền con nối, sau
               này do nhu cầu sử dụng ngư cụ của nhân dân trong vùng ngày một lớn, nghề đan lờ được
               phát triển sang các dòng họ khác trong làng.

                  Để làm lờ, người dân lựa chọn những cây nứa có gióng dài, đều, nở ngọn, như vậy khi
               đan sẽ không bị gãy. Khi đan, người thợ tiến hành chẻ nứa, tùy loại lờ mà vót nhẵn phía
               trong lòng hay chỉ róc bỏ mấu, lờ nhỏ phải vót nhẵn, lờ to không nhất thiết phải vót.
               Cật nứa rất quan trọng với lờ và là một trong những yếu tố để lừa cá. Để làm được một
               chiếc lờ hoàn chỉnh, người thợ làm từng bộ phận rồi ghép chúng lại với nhau. Trung
               bình một ngày người thợ có thể làm được khoảng 10 lờ song, 15 - 20 lờ bống và lờ cua.
               Chất lượng của lờ được quyết định bởi 2 yếu tố: nhân công và thời tiết. Lờ được sản
               xuất tại những gia đình làm nghề lâu đời hoặc những người có thâm niên trong nghề
               sẽ có chất lượng tốt và giá cao hơn so với lờ được làm bởi những người mới học nghề. Về
               thời tiết, nếu trời nắng, khô, lờ sẽ bóng, đẹp, ngược lại nếu thời tiết ẩm, mưa nhiều, lờ
               sẽ xấu và mốc.

                  Mức độ tiêu thụ của lờ có tính thời vụ. Từ tháng 02 - 3 là mùa đánh bắt cá và cũng là
               thời gian lờ được bán ra nhiều nhất, từ tháng 11 - 12 mức độ tiêu thụ của lờ giảm. Thị
               trường tiêu thụ lờ không chỉ trong địa bàn tỉnh mà còn vươn rộng ra một số tỉnh, thành
               khác như: Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nam...

                  Giọng là một công cụ được người dân đeo bên người để đựng cá, tôm, cua, ốc... Trong
               thời gian đầu, nghề đan giọng phục vụ cho hoạt động đánh bắt của người dân trong
               vùng, sau đó lan rộng ra nhiều vùng khác. Hiện nay, các dụng cụ chứa đựng thủy hải
               sản dần thay thế giọng truyền thống, nghề làm giọng dần bị mai một. Trên địa bàn
               phường Nam Hòa hiện chỉ còn 1 gia đình chuyên làm nghề này.

                  Nghề đan lờ, đó, đăng, giọng và thuyền nan là nghề thủ công truyền thống ai cũng
               có thể tham gia, do đó nghề luôn có tính ổn định với các sản phẩm có tính thẩm mỹ cao.
               Nhiều sản phẩm của làng Hưng Học được mang trưng bày, triển lãm ở nhiều nơi, trong
               đó có Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

                  Ngày  17/11/2014,  Ủy  ban  nhân  dân  tỉnh  Quảng  Ninh  ban  hành  Quyết  định  số
               2687/QĐ-UBND công nhận làng nghề đan ngư cụ Hưng Học là làng nghề truyền thống.
               Cũng trong năm 2014, làng nghề đan ngư cụ Hưng Học được Ủy ban nhân dân tỉnh
               Quảng Ninh công nhận là một trong 11 điểm du lịch của thị xã Quảng Yên.

                  Để gìn giữ và phát huy giá trị làng nghề, Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên xây
               dựng Đề án bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề truyền thống thị xã Quảng Yên giai
               đoạn 2020 - 2025, trong đó có bảo tồn, phát triển làng nghề Hưng Học; Ủy ban nhân dân
               phường Nam Hòa đầu tư xây dựng một số công trình hạ tầng phục vụ sản xuất tại một
               số điểm hoạt động nghề và làng nghề, quy hoạch khu giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe để
               phát triển du lịch làng nghề, đồng thời xây dựng sản phẩm thuyền nan của hộ gia đình
   429   430   431   432   433   434   435   436   437   438   439