Page 432 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 432

432    Ñòa chí Quaûng Yeân

























                Một số sản phẩm nghề rèn của gia đình ông Vũ Văn Vinh, xã Hiệp Hòa (nguồn:baoquangninh.vn)
                  Trước đây, trên địa bàn xã có nhiều gia đình làm nghề rèn. Đặc biệt, trong cuộc kháng
               chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và chiến tranh biên giới, các lò rèn ở Hiệp Hòa
               tham gia sản xuất dao, kiếm, lưỡi lê, làm chông sắt chuyển ra biên giới để làm bàn chông
               bẫy quân giặc. Theo thời gian, với sự xuất hiện của máy móc, các sản phẩm thủ công
               dần bị thay thế bằng sản phẩm công nghiệp nên hiện nay ở Hiệp Hòa chỉ còn 3 - 4 lò rèn

               thường xuyên đỏ lửa. Để đa dạng hóa sản phẩm, bên cạnh sản xuất nông cụ, nhiều thợ
               rèn còn sản xuất thêm lưỡi dao sử dụng cho các loại máy cắt, máy xay... và được người
               tiêu dùng đón nhận. Trong thời gian gần đây, một số loại máy đập, máy cắt, máy mài,
               máy khò được người thợ đưa vào sử dụng để rút ngắn thời gian, tăng năng suất và tiết
               kiệm sức lao động nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng của sản phẩm.

                  Để giữ gìn nghề truyền thống, chính quyền địa phương đã hỗ trợ, khuyến khích người
               dân gìn giữ và phát triển nghề, đồng thời phối hợp với Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh Quảng
               Ninh thẩm định, phê duyệt sản phẩm Dao rèn đúc Văn Vinh của Cơ sở sản xuất Vũ Văn
               Vinh tham gia Chương trình OCOP của tỉnh. Đây là tín hiệu tích cực để Hiệp Hòa giới
               thiệu, quảng bá thương hiệu tới đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh.

                  4.4. Làng nghề đan ngư cụ Hưng Học

                  Nghề đan ngư cụ làng Hưng Học (phường Nam Hòa) có lịch sử hình thành từ lâu đời.
               Những lớp cư dân đầu tiên đến đây đã tận dụng khoảng thời gian nông nhàn và sử dụng
               những nguyên liệu sẵn có của địa phương (chủ yếu là tre) để làm ra những sản phẩm
               thủ công phục vụ cho đời sống hằng ngày, trong đó có các sản phẩm phục vụ cho hoạt
               động đánh bắt thủy sản như: thuyền nan, lờ, giọng... Theo thời gian, số lượng các gia

               đình tham gia làm ngư cụ nhiều hơn hình thành nên làng nghề truyền thống.
                  Để làm được một chiếc thuyền nan cần phải trải qua nhiều công đoạn, như: chọn tre,

               đan mê thuyền, khuôn cạp, cạp thuyền, bó cốt, nấu nhựa đường, lắp thang thuyền...
               Tre được chọn thường là những cây tre già, không bị sâu và được chẻ thành các nan có
               chiều rộng từ 2 - 2,5 cm. Nan thuyền có 4 loại: nan dọc, nan ngang, nan mũi và nan lái,
               trong đó nan dọc là quan trọng nhất vì nó tạo nên xương sống của chiếc thuyền. Đan
               mê là một trong những khâu quan trọng nhất của công đoạn làm thuyền. Để đan mê,
   427   428   429   430   431   432   433   434   435   436   437