Page 431 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 431
Phaàn IV: Kinh teá 431
và được gán cố định vào thuyền. Buồm làm bằng vải sợi được nhuộm củ đâng cho đến
khi có màu đỏ thẫm, thân buồm được gắn từ 5 đến 7 cây tre hoặc trẩy dây và được liên
kết với cột buồm bằng các dây chằng, dây mỵ, dây vằng buồm, dây chân buồm, dây lèo
buồm và hệ thống ròng rọc.
Sau 2 - 3 tháng thi công trong điều kiện thời tiết thuận lợi, người thợ cả hoặc chủ lán
thuyền bàn giao thuyền cho khách và chọn ngày lành tháng tốt để hạ thủy.
Theo thời gian, với sự phát triển của công nghệ và những thay đổi về quy định pháp
lý, nhu cầu sử dụng tàu gỗ không còn nhiều nên số lượng sản phẩm, doanh thu từ
thuyền gỗ có xu hướng giảm. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng, bên cạnh
đóng tàu, thuyền vỏ gỗ, nhiều thợ thuyền còn tham gia sửa chữa tàu, thuyền, đóng tàu,
thuyền chạy bằng động cơ nhưng vẫn sử dụng các kỹ thuật và quy tắc trong nghề đóng
tàu, thuyền truyền thống. Thị trường tiêu thụ tàu thuyền vỏ gỗ Đò Chanh không chỉ
trong phạm vi thị xã mà còn lan rộng đến các địa phương có tham gia đánh bắt thủy sản
như: Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Để giữ gìn và phát huy giá trị nghề truyền thống, Ủy ban nhân dân thị xã Quảng
Yên làm hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh công nhận nghề đóng tàu,
thuyền vỏ gỗ Đò Chanh là nghề truyền thống, đồng thời xây dựng các quy hoạch, đề án
về bảo tồn, phát huy nghề truyền thống. Ngày 17/11/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Ninh ban hành Quyết định số 2687/QĐ-UBND công nhận nghề đóng tàu, thuyền vỏ
gỗ Đò Chanh là nghề truyền thống. Đây là điều kiện thuận lợi để người dân Đò Chanh
bảo tồn nghề truyền thống, đồng thời là cơ sở để thị xã Quảng Yên xây dựng Đò Chanh
thành địa điểm du lịch làng nghề, từ đó tạo hướng đi mới trong phát triển kinh tế của
địa phương.
4.3. Nghề rèn
Bên cạnh nghề làm bún truyền thống, người dân Hiệp Hòa còn lưu giữ được nghề rèn
truyền thống với nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống hằng ngày như: dao, kéo, cuốc,
liềm... Thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ nghề rèn chủ yếu trong phạm vi thị xã.
Nghề rèn là nghề vất vả, đòi hỏi người thợ phải có sức khỏe để có thể làm việc liên tục
từ sáng đến tối với những hoạt động tiêu hao nhiều thể lực như đập, mài... Không chỉ
yêu cầu về sức khỏe, mỗi công đoạn của nghề rèn cũng đòi hỏi người thợ phải có sự kiên
nhẫn, tỉ mỉ, khéo léo để làm ra một sản phẩm tốt nhất và hoàn thiện nhất.
Để làm ra một sản phẩm cần phải trải qua nhiều công đoạn như: lựa chọn nguyên
liệu, cắt sắt tạo hình sản phẩm, nung, đập, tôi luyện, mài giũa và tra cán. Than để đốt
lửa rèn cũng phải là loại than nặng lửa, cho nhiệt độ cao. Trong nghề rèn, bất kỳ một
khâu nào cũng quan trọng và người thợ phải có những bí quyết riêng để tạo ra một sản
phẩm sắc bén.
Người thợ chính được gọi là thợ cả. Do quá trình học việc, tích lũy kinh nghiệm cần
nhiều thời gian nên người thợ cả thường là những người trung tuổi, ở họ có sự khéo léo,
tỉ mỉ, kiên nhẫn và tình yêu nghề. Trung bình một ngày, một người thợ cả có thể sản
xuất được 8 - 10 sản phẩm.