Page 435 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 435

Phaàn IV: Kinh teá    435



               ông Nguyễn Anh Sáu trở thành sản phẩm OCOP của tỉnh, nhiều nghệ nhân đã sáng tạo
               các mô hình ngư cụ để phục vụ khách du lịch mỗi khi đến tham quan làng nghề... Đây
               là những tín hiệu tích cực để gìn giữ, duy trì và phát triển làng nghề trong thời gian tới.

                  4.5. Làng nghề đóng tàu, thuyền vỏ gỗ Cống Mương

                  Làng nghề đóng tàu, thuyền vỏ gỗ Cống Mương (phường Phong Hải) là một trong
               những làng nghề nổi tiếng của thị xã Quảng Yên. Sau khi rời Thăng Long đến vùng
               đất này khai hoang lấn biển, lập xóm dựng làng, để thích nghi với điều kiện sông
               nước cũng như phục vụ cho hoạt động đi lại, các vị Tiên Công đã sáng tạo ra con
               thuyền gỗ ba mảnh chạy bằng buồm cánh dơi và nghề đóng tàu, thuyền vỏ gỗ Cống
               Mương ra đời từ đó. Hiện nay, thợ thuyền ở vùng đất này hầu hết là con cháu Tiên
               Công thuộc dòng họ Lê, Vũ, Nguyễn. Hằng năm, vào mùng 10 tháng Hai (âm lịch) và
               mùng 10 tháng Tám (âm lịch), các thợ thuyền của làng nghề đến đền thờ tổ dâng lễ
               tạ ơn Tổ nghề.

                  Các con thuyền ở Cống Mương đều là thuyền ba vách (thường gọi là thuyền ba mảnh).
               Để hoàn thiện một con thuyền ba vách phải trải qua nhiều công đoạn, gồm: phạt mộc,
               ghép ván mạn, uốn ván, kê đà, vào cong xương, làm mặt boong, đóng đinh ở đáy lườn,
               xảm thuyền, cuối cùng là làm mui và làm buồm, cột buồm.

                  Để phạt mộc, người thợ cả phải thực hiện các nghi lễ truyền thống, sau đó dùng dây
               mực để lấy mực làm ván đóng lườn. Sau khi lấy mực, các thợ phụ tiến hành thi công theo
               mực thước đã quy định, sau đó tiến hành ghép ván mạn. Ván mạn đóng vai trò quyết
               định đến tốc độ nhanh, chậm của con thuyền. Gỗ đóng ván mạn phải là những cây gỗ
               đao (hình quả chuối), được xẻ thành những mảnh ván có chiều dài, rộng phù hợp.
                  Để uốn ván, người thợ cả hơ ván đáy lườn trên than cho đến khi ván nóng già sẽ tiến
               hành uốn ván. Uốn xong ván lườn người thợ sẽ uốn ván mạn thuyền, sau đó tiến hành

               kê đà. Kê đà là dùng 2 khúc gỗ tròn hoặc vuông kê ở hai đầu lườn mũi và lườn lái. Khi
               công đoạn này xong sẽ tiến hành chống ván lườn lái sao cho độ cao là 1,1 m tính từ đáy
               lườn đến ván lườn lái, lườn mũi cũng chống lên cao 1,4 m. Sau khi hoàn thành chống
               lườn mũi và lườn lái, người thợ tiến hành liên kết lườn và mạn với nhau thành một khối,
               sau đó tiến hành làm cong xương của con thuyền, tức là phân khoang, phân cong, thang,
               văng, thủy, ổ lái nòng, ổ lái mũi.

                  Con thuyền sau khi được uốn cong xương sẽ được làm mặt boong, gồm: làm mặt quầy
               mũi, lái, ca bin, vòng mũi, ổ lái mũi, ổ lái nòng và các phụ kiện bên trên mặt thuyền, sau
               đó đặt nghiêng thuyền để đóng đinh cong ổ đáy lườn. Khi đóng xong ổ đáy lườn, người
               thợ tính toán xem thời tiết để xảm thuyền và bắt triết. Công đoạn này thường được tiến
               hành vào những ngày trời nắng. Để xảm thuyền, người thợ dùng các hỗn hợp tự nhiên
               trét vào các đường ghép ván để nước không ngấm được vào bên trong thuyền. Trước đây,
               người thợ thường dùng cây tràm, vỏ cây sắn rừng hoặc vỏ dừa để xảm sau đó dùng mỡ bò
               lau bên ngoài. Ngày nay, người thợ thường dùng phoi tre rồi luyện với vôi hà giã và dầu
               trẩu để xảm sau đó sơn màu hoặc sơn chống hà để bảo quản ván thuyền, đường xảm,
               đồng thời tạo tính thẩm mỹ cho thuyền.
   430   431   432   433   434   435   436   437   438   439   440