Page 440 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 440

440    Ñòa chí Quaûng Yeân



                  Từ nửa cuối thế kỷ XVIII, mặc dù các thuyền buôn phương Tây đã rút lui, nhưng
               thương mại vẫn tiếp tục phát triển theo xu thế mới, được điều hành bởi thương nhân
               người Hoa.

                  Đến thế kỷ XIX, chính sách ưu đãi của triều đình Nhà Nguyễn đối với người Hoa đã
               góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại biên giới giữa Việt Nam và Trung Hoa phát
               triển. Mặc dù các hoạt động thương mại được quy định chỉ diễn ra tại cửa khẩu chính
               thức tại các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông nhưng trên thực tế các hoạt động
               trao đổi diễn ra ở hầu khắp các cửa ngõ kinh tế khác, cả bằng đường bộ và đường biển.
               Trong bối cảnh đó, Quảng Yên là một điểm thường xuyên diễn ra các hoạt động giao
               thương, buôn bán, kết nối các hoạt động thương mại trong đất liền bằng đường biển.

                  Ngay sau khi chiếm được Quảng Ninh, ngày 23/11/1884, thực dân Pháp đã ban hành
               Nghị định thành lập Phòng Thương mại Hải Phòng với nhiệm vụ chủ yếu là “theo dõi để
               sử dụng các bến và kho cảng”, tức việc xuất nhập và phân phối hàng hóa qua cửa cảng.
               Địa bàn quản lý của cơ quan này không chỉ giới hạn trong khu vực Hải Phòng, mà còn
               quản lý các tỉnh lân cận, bao gồm cả Quảng Yên.

                  Bước sang đầu thế kỷ XX, Quảng Yên trở thành một trong những trung tâm thương
               mại và dịch vụ nằm trên con đường giao lưu hàng hải trong nước và quốc tế, vận chuyển
               hàng hóa theo tuyến Hải Phòng - Quảng Yên - Móng Cái - Đông Hưng (Trung Quốc).
               Hầu hết các tàu lớn của Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Xiêm, Trung Quốc... khi vận chuyển
               hàng đến Việt Nam đều cập bến tại cảng Hải Phòng. Sau đó, các thuyền mành và đội
               thuyền vận tải của Bạch Thái Bưởi lấy hàng từ các tàu lớn chuyển tiếp theo đường sông
               vào nội địa hoặc theo đường thủy đến Quảng Yên và ngược lên Vạn Ninh - Móng Cái.

                  Nhờ có vị trí nằm trên đường thông thương, các hoạt động buôn bán của người dân
               Quảng Yên cũng có sự phát triển nhất định thông qua 2 loại hình chính: buôn chuyến,
               buôn thúng bán mẹt.

                  Với buôn chuyến, đây là những đội thuyền buôn chuyên nghiệp, người buôn phải có
               nhiều vốn, phạm vi hoạt động xa hơn các vùng lân cận. Điển hình các đội thuyền buôn
               của Tiền An và Yên Trì. Thông thường, các gia đình góp vốn cùng nhau đi buôn hoặc một
               gia đình bỏ vốn ra, tổ chức đi buôn cùng người trong gia đình. Để có thể đi đến những
               nơi xa, họ phải đóng thuyền đinh lớn và huy động người nhà làm thủy thủ. Tuyến đường
               vận chuyển chủ yếu đi từ Hải Phòng đến Quảng Yên - Hạ Long - Mũi Chùa - Vạn Ninh -
               Đông Hưng (Trung Quốc) và ngược lại. Dần dần, tuyến đường buôn bán của họ được mở
               rộng, đi sâu vào phía Nam như Nghệ An, Huế và ngược dòng lên đến vùng trung du và
               miền núi như Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai... xa hơn là Phnôm Pênh, Hồng Kông. Các mặt
               hàng chủ yếu là sản phẩm từ rừng như gỗ quý, song, mây, ngà voi, sừng tê; đặc sản biển
               như cá, mực khô, nước mắm cùng đồ sành sứ... Thậm chí, có chủ hàng còn buôn cả các
               loại hàng quốc cấm như kim loại và thuốc phiện. Tổ chức của những đội thuyền rất đơn
               giản, họ hoạt động theo chế độ phường hội và được lập theo tổ chức của làng xã. Các tổ
               chức phường hội này giúp họ đoàn kết, giúp đỡ và bảo vệ nhau chặt chẽ hơn trước sự
               cạnh tranh của những đoàn thuyền từ Móng Cái, Cẩm Phả, Cát Hải, Cát Bà... Mặc dù
               nghề buôn chuyến giúp cư dân ở Quảng Yên nói chung và huyện Yên Hưng nói riêng có
               sự thay đổi về đời sống, nhưng họ vẫn coi nghề này chỉ là nghề phụ. Vì buôn chuyến chỉ
   435   436   437   438   439   440   441   442   443   444   445