Page 444 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 444
444 Ñòa chí Quaûng Yeân
Tháng 8/1955, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa II) đã đề ra nhiệm vụ:
“Điều chỉnh nền thương nghiệp trước đây phục vụ đế quốc, chiến tranh xâm lược và một
số người thành thị thành thương nghiệp phục vụ dân sinh và sản xuất; khôi phục và
phát triển thương nghiệp trên cơ sở tăng cường mậu dịch quốc doanh, làm cho mậu dịch
quốc doanh chiếm ưu thế trên thị trường, đồng thời phát triển vững chắc hợp tác xã mua
bán ở những nơi đã cải cách ruộng đất”. Tháng 11/1955, Trung ương Đảng ra Chỉ thị
về tổ chức hợp tác xã mua bán. Đây là tổ chức thương nghiệp tập thể của nhân dân lao
động, chủ yếu làm chức năng phân phối, lưu thông ở thị trường nông thôn.
Từ năm 1956, hệ thống cửa hàng mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán ngày
càng phát triển theo hướng chiếm ưu thế trên thị trường, thực hiện nhiệm vụ “điều
chỉnh nền thương mại trước đây phục vụ đế quốc, chiến tranh xâm lược và một số người
ở thành thị, thành thương nghiệp phục vụ nhân dân và sản xuất”.
Năm 1957, Đảng và Chính phủ chủ trương việc cải tạo xã hội chủ nghĩa với công
thương nghiệp tư bản tư doanh, cải tạo hòa bình đối với tư bản thương nghiệp và giáo
dục, giúp đỡ các tiểu thương chuyển sang sản xuất, làm ăn theo con đường tập thể. Ở
Quảng Yên, trong thời gian đầu thực hiện chủ trương, công tác cải tạo tư sản thương
nghiệp và tiểu thương vẫn còn nhiều khó khăn. Nhưng dần dần, thấy rõ con đường tất
yếu của đường lối kinh tế xã hội chủ nghĩa nên các hộ tư sản thương nghiệp đã lần lượt
vào công tư hợp doanh.
Nhờ những chủ trương trên, lực lượng thương nghiệp xã hội chủ nghĩa cũng có sự tăng
trưởng nhanh. Số lượng các cửa hàng mua bán theo các hình thức mậu dịch quốc doanh,
hợp tác xã mua bán, hệ thống đại lý cung tiêu phát triển khá rầm rộ. Ở khu Hồng Quảng
đã có 31 cửa hàng mậu dịch quốc doanh, trong đó thị xã Quảng Yên có 5 cửa hàng (1 cửa
hàng lương thực, 1 cửa hàng thực phẩm, 1 cửa hàng bách hóa bông vải sợi, 1 cửa hàng lâm
thổ sản, 1 cửa hàng tân dược) và 1 kho chăn nuôi; huyện Yên Hưng có 3 cửa hàng (2 cửa
hàng lương thực, 1 cửa hàng lâm thổ sản), 1 kho dự trữ, 1 trạm thu mua lợn .
(1)
Bên cạnh mạng lưới mậu dịch quốc doanh, hệ thống hợp tác xã mua bán được hình
thành ở các khu vực nông thôn làm nhiệm vụ điều tiết các sản phẩm cần trao đổi ở địa
phương và cung cấp những nhu yếu phẩm cho nhân dân. Hệ thống đại lý do các hộ gia
đình thực hiện cung tiêu cũng xuất hiện khá nhanh. Khu vực Hồng Quảng có 229 đại
lý, riêng thị xã Quảng Yên có 61 cơ sở .
(2)
Tuy nhiên, hoạt động thương nghiệp tư nhân thời kỳ này vẫn tồn tại và có vai trò nhất
định trong việc trao đổi và điều tiết hàng hóa. Toàn khu Hồng Quảng có tất cả 2.839 hộ,
thị xã Quảng Yên có 936 hộ, gồm: 48 hộ kinh doanh lương thực, 456 hộ kinh doanh thực
phẩm, 275 hộ kinh doanh các mặt hàng bách hóa, 12 hộ kinh doanh vải sợi, 100 hộ kinh
doanh lâm thổ sản, 43 hộ kinh doanh thuốc bắc, 2 hộ kinh doanh mặt hàng tân dược .
(3)
Nhìn chung, hoạt động thương nghiệp, mạng lưới mậu dịch quốc doanh và các hộ
tư thương vẫn chiếm vai trò chủ đạo đối với các hoạt động bán lẻ. Theo số liệu của Địa
chí Quảng Ninh về loại hình hoạt động thương nghiệp mậu dịch quốc doanh tại Quảng
Yên, loại hình tư thương chiếm tỷ lệ 49% trong tổng số các hoạt động thương nghiệp của
(1) Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh: Địa chí Quảng Ninh, tập 2, sđd, tr.431.
(2) Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh: Địa chí Quảng Ninh, tập 2, sđd, tr.431.
(3) Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh: Địa chí Quảng Ninh, tập 2, sđd, tr.431-432.