Page 447 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 447

Phaàn IV: Kinh teá    447




                                             Phân theo đăng ký kinh doanh
                Có đăng ký kinh doanh                        365       397       525       674      550
                Không đăng ký kinh doanh                     417       414       417       274      382

                                                Phân theo hình thức thuế
                Có đóng thuế                                 513       727       868       883      881

                Được miễn thuế                               13        10        21        10        26
                Trốn thuế                                    256       74        53        55        25

                                              Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Hưng 1981 - 1985
                  Bên cạnh những hoạt động thương nghiệp của mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã
               mua bán, trên địa bàn huyện Yên Hưng còn có sự tồn tại của thị trường tự do hay còn
               được gọi là thị trường không có tổ chức. Theo nguyên tắc trong mô hình kinh tế - xã hội
               chủ nghĩa, thị trường tự do không được thừa nhận như ở các nước: Liên Xô, Cộng hòa
               Dân chủ Đức, Triều Tiên, Trung Quốc... Ở các nước này gần như không có thị trường tự
               do. Song ở Việt Nam, thị trường tự do vẫn luôn tồn tại, trước, trong và sau khi đã hoàn
               thành cải tạo công thương nghiệp tư nhân. Theo Giáo sư Đặng Phong, sở dĩ như vậy bởi
               hai lý do chính: “Thứ nhất, kinh tế quốc doanh và hợp tác xã chưa đủ khả năng “bao sân”
               tất cả các mặt hàng. Cả về lượng hàng lẫn về diện mặt hàng, vẫn có nhiều “chỗ trống”.
               Chỗ trống đó là mảnh đất để thị trường tự do tồn tại. Thứ hai, chính một số phương thức
               hoạt động của thương nghiệp xã hội chủ nghĩa lại góp phần nuôi dưỡng thị trường tự do.
               Có rất nhiều biện pháp và cơ chế của kinh tế quốc doanh mà mục đích là nhằm xóa thị
               trường tự do, nhưng trong thực tế lại góp phần nuôi dưỡng và phát triển thị trường đó” .
                                                                                                         (1)
                  Thực tế cho thấy, thị trường tự do tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, với cách
               gọi khác nhau, tùy theo mức độ hợp pháp và bất hợp pháp. Trong đó, bộ phận hoạt động
               hợp pháp là chợ nông thôn, những cửa hàng dịch vụ như bán phở, sửa chữa xe đạp,
               may vá, cắt tóc... Bộ phận hoạt động bất hợp pháp là hoạt động buôn bán những mặt
               hàng mà Nhà nước quản lý như lương thực, phân bón, xi măng, giấy, dầu hỏa, vải... Tuy
               nhiên, có những bộ phận đang được coi là hợp pháp, khi có lệnh cấm lại trở thành bất
               hợp pháp, phải hoạt động lén lút như: hàng phở, hàng bún do lệnh cấm dùng gạo chế
               biến thành bún và bánh phở vào năm 1972 mà trở thành bất hợp pháp, phải bán lén lút.
               Vì tình trạng không rõ ràng ở một bộ phận hoạt động bất hợp pháp như trên, thị trường
               tự do thường được gọi là thị trường không có tổ chức, nhằm để phân biệt với thị trường
               có tổ chức là khu vực mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán .
                                                                                     (2)
                  Nhìn chung, mạng lưới chợ nông thôn truyền thống ở miền Bắc nói chung và huyện
               Yên Hưng nói riêng vẫn tiếp tục tồn tại hợp pháp, phát triển bình thường dưới hình thức
               tồn tại của thị trường tự do trong suốt giai đoạn từ năm 1955 - 1985. Hàng hóa trao đổi
               tại các chợ nông thôn chủ yếu là tự sản tự tiêu, ở đó người sản xuất trực tiếp bán cho
               người tiêu dùng. Sở dĩ người nông dân vẫn có được hàng nông sản để trao đổi là nhờ

               (1)  Đặng Phong (Chủ biên): Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 - 2000, tập II, Nxb. Khoa học xã hội, Hà
               Nội, 2005, tr.449.
               (2)  Đặng Phong (Chủ biên): Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 - 2000, tập II, sđd, tr.450.
   442   443   444   445   446   447   448   449   450   451   452