Page 448 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 448

448    Ñòa chí Quaûng Yeân



               Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 16 (tháng 4/1959) về vấn đề hợp tác hóa
               nông nghiệp đã quy định: “Ruộng đất của xã viên, về nguyên tắc phải đưa toàn bộ vào
               hợp tác xã và thống nhất sử dụng. Nhưng để chiếu cố sinh hoạt riêng của xã viên và để
               họ sử dụng được sức lao động của họ trong lúc nhàn rỗi, cần để lại cho mỗi xã viên một
               ít đất không quá 5% diện tích bình quân đầu người trong xã để họ trồng rau, trồng cây
               ăn quả, chăn nuôi” . Hơn nữa, sau khi hoàn thành cải tạo nông nghiệp, người nông dân
                                   (1)
               vẫn được phép tự do bán nông sản trên thị trường thông qua phần kinh tế phụ 5% dành
               cho họ, nhưng với điều kiện là phải làm xong nghĩa vụ. Do đó, trong kinh tế của nông
               dân vẫn có một tỷ lệ hàng hóa được phép lưu thông tự do. Với thương nhân, vai trò của
               họ tuy có nhưng không lớn. Vì tính chất đó nên Nhà nước chưa bao giờ có chủ trương xóa
               bỏ chợ nông thôn và vẫn tồn tại hợp pháp .
                                                           (2)
                  3. Thương mại - dịch vụ Quảng Yên từ năm 1986 - 2023
                  Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) đã đánh dấu bước chuyển biến
               cơ bản, mở ra cơ hội đổi mới mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội. Kinh tế thương nghiệp
               huyện Yên Hưng và tỉnh Quảng Ninh cùng cả nước chuyển dần sang phương thức hạch
               toán kinh doanh, mở rộng hoạt động ngoại thương. Trong hoạt động cung ứng và dịch
               vụ, xóa bỏ cơ chế bao cấp qua phân phối, thực hiện cơ chế một giá. Cơ cấu kinh tế nhiều
               thành phần xuất hiện, tạo ra một trạng thái mới trên thị trường toàn tỉnh.
                  Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ huyện Yên Hưng đã khẩn trương chỉ đạo ngành
               thương nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu thủy hải sản, lâm sản và làm hàng gia công tại địa
               phương. Những năm 1987 - 1988, nhiều mặt hàng có giá trị đã được xuất khẩu với số
               lượng ngày một tăng như chiếu cói, thảm cói, mành, sản phẩm thêu, lạc nhân, hải sản,
               lâm sản. Mặc dù còn khó khăn về thị trường, song Công ty Thủy sản II trên địa bàn Yên
               Hưng đã năng động tìm kiếm các hợp đồng xuất khẩu sang thị trường một số nước Tây
               Âu và Nhật Bản. Tổng kim ngạch xuất khẩu 2 năm (1987 - 1988) đạt 2,3 triệu rúp - đô la,
               bình quân tăng 7,2% so với năm 1986 . Hiệu quả thu được từ hàng xuất khẩu phản ánh
                                                      (3)
               sự vận dụng đúng đắn chương trình hàng xuất khẩu của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn
               tại Yên Hưng.
                  Bước sang năm 1991, tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là sự
               khủng hoảng của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã tác động không nhỏ
               đến kinh tế - xã hội trong nước. Không phải là trường hợp ngoại lệ, ngành thương mại của
               Yên Hưng cũng chịu ảnh hưởng lớn khi các thị trường xuất khẩu chủ lực đột ngột mất, làm
               ngưng trệ sản xuất một loạt hợp tác xã thêu ren, dệt thảm, sản xuất cói... Nhiều công ty, xí
               nghiệp và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp giải thể khiến hàng trăm lao động mất việc làm.
               Song, vượt lên khó khăn trở ngại đó, ngành thương mại ở Yên Hưng đã được chấn chỉnh
               từ tổ chức bộ máy đến phương thức sản xuất, kinh doanh. Trong 5 năm (1991 - 1995), khu
               vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ đã tạo được việc làm cho
               3.843 lao động , góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình kinh tế lớn do Đảng đề ra.
                              (4)

               (1)  Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20, sđd, tr.324-325.
               (2)  Đặng Phong (Chủ biên): Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 - 2000, tập II, sđd, tr.454.
               (3)  Theo Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Quảng Yên: Lịch sử Đảng bộ thị xã Quảng Yên (1930 - 2020),
               sđd, tr.269.
               (4)  Theo Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Quảng Yên: Lịch sử Đảng bộ thị xã Quảng Yên (1930 - 2020),
               sđd, tr.291.
   443   444   445   446   447   448   449   450   451   452   453