Page 443 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 443
Phaàn IV: Kinh teá 443
nhiệm làm chức quan Tham trấn của Trấn Chanh (quan Trấn thủ Trấn Chanh tức tỉnh
Quảng Yên). Trong thời gian ông làm quan, kinh tế trong vùng phát triển, dân cư đông
đúc. Ông chính là người cho lập chợ phiên ở xã Phong Lưu tại làng Yên Đông vào các
ngày 3, ngày 8 (âm lịch) để phát triển kinh tế địa phương. Từ đó, chợ Đông trở thành
nơi giao lưu hàng hóa buôn bán của khu vực Hà Nam với các vùng lân cận như Thủy
Nguyên, Cát Hải (Hải Phòng), thậm chí còn có thuyền buôn từ Bắc Giang, Thái Bình,
Móng Cái chở hàng đến. Nhờ có sự giao lưu hàng hóa trong vùng nên đời sống của nhân
dân trong vùng Hà Nam và làng Yên Đông được nâng cao về vật chất và tinh thần. Sau
khi Nguyễn Đông Đô mất, để ghi nhớ công lao của ông đối với việc lập chợ, nhân dân
làng Yên Đông đã phối thờ ông ở miếu Chợ là thần Bản Chấn Đông Đô.
Chợ Đồn
Chợ Đồn nằm ở xóm Chợ Đồn, xã Hiệp Hòa được hình thành muộn hơn so với các
chợ truyền thống ở Yên Hưng. Thời Pháp thuộc, chợ nổi tiếng trong vùng về các loại vải
vóc và các sản phẩm hàng thủ công từ nghề đúc, nghề rèn như các vật dụng bằng gang,
nhôm; bún rối, bánh đúc của làng Yên Trì...
Nhìn chung, các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại các chợ của địa phương
trước năm 1945 diễn ra sôi nổi với nhiều mặt hàng khác nhau, đáp ứng nhu cầu trao đổi
hàng hóa trong đời sống nhân dân.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Yên Hưng đã nhanh chóng bắt tay
vào xây dựng, khôi phục và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, do nằm ở vị trí quan trọng ở
khu Đông Bắc, gần hai trục đường bộ chính (Quốc lộ 10 và Quốc lộ 18), án ngữ vùng cửa
ngõ đường thủy từ vùng biển Đông Bắc vào trung tâm đất nước, nên khi thực dân Pháp
quay trở lại xâm lược Việt Nam, thị xã Quảng Yên và toàn bộ huyện Yên Hưng nhanh
chóng trở thành mục tiêu bị chúng đánh chiếm. Với bối cảnh đó, suốt từ năm 1945 đến
năm 1955, kinh tế Yên Hưng cơ bản là một bộ phận của nền kinh tế vùng tạm chiếm
do thực dân Pháp kiểm soát. Họ đã biến khu vực này thành cửa ngõ của các hoạt động
kinh tế giữa Hòn Gai và Hải Phòng. Các cửa biển Nam Triệu, Lạch Huyện trở nên nhộn
nhịp bởi các đoàn tàu thuyền từ vùng Đông Bắc tiến xuống khu vực tạm chiếm của Pháp
ở đồng bằng Sông Hồng. Hơn nữa, để mở rộng và phát triển hoạt động thương nghiệp,
thực dân Pháp đã cho mở rộng thêm chợ Rừng. Các hoạt động thương mại - dịch vụ, vận
tải biển trong khu vực có bước phát triển nhất định .
(1)
2. Thương nghiệp trên địa bàn Quảng Yên từ năm 1955 - 1985
Ngày 22/02/1955, khu Hồng Quảng bao gồm Quảng Yên và khu Hồng Gai được thành
lập. Yên Hưng bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước. Đây là giai đoạn phát triển có nhiều chuyển biến mới ở mọi
mặt, trong đó có thương nghiệp.
Trước khi thuộc huyện Yên Hưng, Quảng Yên là một thị xã khá phát triển của khu
Hồng Quảng, nhất là thương nghiệp. Sau khi tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi vùng mỏ,
tháng 5/1955, ở Quảng Yên, ta đã mở một số cửa hàng bách hóa và nhiều cửa hàng
lương thực - thực phẩm.
(1) Phạm Văn Lợi, Đặng Ngọc Hà: “Yên Hưng từ 1945 đến nay, vai trò kinh tế và vị thế chính trị - xã hội”,
Đô thị Quảng Yên, truyền thống và định hướng phát triển, sđd, tr.118-119.