Page 439 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 439

Phaàn IV: Kinh teá    439



                                                     CHƯƠNG IV
                                             THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ




                  I. Thương mại - dịch vụ
                  1. Thương nghiệp trên địa bàn Quảng Yên trước năm 1955

                  Thông qua các hiện vật có niên đại cách ngày nay khoảng 2.000 - 3.500 năm được
               khai quật tại di chỉ Đầu Rằm của thị xã Quảng Yên, các nhà khảo cổ học cho rằng, cư
               dân nơi đây đã có mối liên hệ về giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các cộng đồng người cư
               trú tại những điểm khác nhau trong khu vực. Đó là sự xuất hiện của đồ gốm Phùng
               Nguyên trong tầng văn hóa giai đoạn sớm của di chỉ Đầu Rằm. Tuy số lượng rất ít
               nhưng theo các nhà khảo cổ đây chính là những vật phẩm trao đổi của cư dân Đầu Rằm
               với cư dân vùng châu thổ Sông Hồng mà đại diện là cư dân giai đoạn muộn của văn hóa
               Phùng Nguyên .
                               (1)
                  Từ thời Nhà Lý đến thời Nhà Hậu Lê, do nằm trong tuyến giao thương của khu vực
               Đông Bắc Việt Nam với các cảng thị vùng Đông Nam Trung Quốc, Quảng Yên cùng
               thương cảng Vân Đồn giữ vị trí quan trọng trong các mối bang giao, giao lưu kinh tế
               trong lịch sử của quốc gia Đại Việt. Đây là nơi diễn ra các hoạt động giao thương buôn
               bán giữa các quốc gia trong khu vực như Srivijaya (Tam Phật Tề) , Champa, Xiêm La...
                                                                                   (2)
               Điều đáng chú ý, ở bến Giang, đường Hạc Hoàng Tân cách Quảng Yên chừng 8 km về
               phía Đông, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều dấu tích của các bến hàng hóa quan
               trọng trong hệ thống thương cảng Vân Đồn vào các thời Lý - Trần - Lê . Điều này cho
                                                                                          (3)
               thấy, Quảng Yên trong lịch sử không chỉ là nơi có vai trò quan trọng trong việc phòng
               thủ trước nguy cơ xâm lược từ các triều đại phong kiến phương Bắc mà còn có vị trí địa
               kinh tế trọng yếu đối với sự phát triển của quốc gia Đại Việt.
                  Đến thế kỷ XVII, dù không phải là địa bàn hoạt động thường xuyên của người phương
               Tây nhưng nơi đây vẫn thu hút được sự quan tâm nhất định của các thế lực thương mại
               và truyền giáo phương Tây. Ngay từ nửa đầu thế kỷ XVII, Công ty Đông Ấn Hà Lan
               đã dành sự quan tâm đặc biệt để tìm hiểu tiềm năng thương mại của xứ Yên Quảng
               và vùng Đông Bắc của Đàng Ngoài nhằm thiết lập thương điếm, giao lưu buôn bán với
               Trung Hoa. Ngoài Công ty Đông Ấn Hà Lan, Công ty Đông Ấn của Anh cũng đặc biệt
               quan tâm đến vị trí địa kinh tế của khu vực Đông Bắc nói chung và Yên Quảng nói
               riêng. Người Anh từng nhiều lần ngỏ ý xin triều đình Lê - Trịnh cho phép buôn bán với
               Trung Hoa ở đây. Tuy nhiên, vì những vấn đề bất ổn ở miền biên viễn và sự cảnh giác
               của triều đình Lê - Trịnh với sự hiện diện của thương nhân ngoại quốc mà tiềm năng
               thương mại của vùng Quảng Yên không được khai thác triệt để trong thế kỷ XVII .
                                                                                                     (4)
               (1)  Phạm Thị Ninh, Trịnh Sinh, Trịnh Hoàng Hiệp: “Báo cáo khai quật di chỉ Đầu Rằm (Quảng Ninh)
               năm 1998”, Khảo cổ học vùng Duyên hải Đông Bắc Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005, tr.139.
               (2)  Srivijaya hay Tam Phật Tề là quốc gia cổ tồn tại ở miền Đông Sumatra, bán bảo Malay và một phần
               đảo Borneo và Java.
               (3)  Lê Đồng Sơn (Chủ biên): “Quảng Yên, trung tâm văn hóa vùng Đông Bắc trong lịch sử”, Đô thị
               Quảng Yên, truyền thống và định hướng phát triển, sđd, tr.132.
               (4)  Hoàng Anh Tuấn: “Vùng Quảng Yên trong chiến lược thương mại của công ty Đông Ấn Hà Lan thế
               kỷ XVII”, Đô thị Quảng Yên, truyền thống và định hướng phát triển, sđd, tr.69-84.
   434   435   436   437   438   439   440   441   442   443   444