Page 436 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 436

436    Ñòa chí Quaûng Yeân



                  Sau khi xảm thuyền, người thợ tiến hành làm mui, buồm và cột buồm. Mui được làm
               bằng tre hoặc nứa, cột buồm được làm từ gỗ hoặc cây tre to, buồm cánh dơi được làm
               bằng vải và nhuộm đỏ bằng cây đâng cho đến khi vải có màu đỏ tươi. Cánh buồm được
               liên kết với cột buồm bằng các dây chằng, dây mỵ, dây chân buồm...

                  Sau 2 - 3 tháng thi công trong điều kiện thời tiết thuận lợi, thuyền được bàn giao cho
               chủ thuyền và chọn ngày lành tháng tốt làm lễ hạ thủy.

                  Nét đặc trưng riêng biệt và độc đáo của thuyền ba vách so với thuyền sản xuất tại các
               địa phương khác là thuyền có thể chạy ngược nước, ngược gió với những nguyên lý cột
               buồm riêng (còn gọi là vật buồm). Theo các nghệ nhân, khi chạy xuôi gió thì cột buồm
               kiểu cánh tiên, khi chạy ngang gió thì cột buồm kiểu pha chằng, khi chạy ngược nước,

               ngược gió thì cột vát, lúc này thuyền chạy theo hình chữ “Chi” (之).
                  Con thuyền ba vách không chỉ gắn với cuộc sống thường ngày của người dân Phong

               Hải mà còn gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong thời
               kỳ chống thực dân Pháp, những chiếc thuyền ba vách cùng các tàu vận tải tham gia
               phục vụ cách mạng. Đến những năm 1960, huyện Yên Hưng nhận được sự chỉ đạo của
               Trung ương tăng cường phục vụ mở đường Hồ Chí Minh trên biển. Bốn hợp tác xã vận
               tải là Đại Thành, Hồng Phong, Phong Hải, Bạch Đằng tham gia đóng tàu thuyền làm
               nên tuyến vận tải lịch sử, đặc biệt là phục vụ chiến dịch VT5 năm 1968 chở lương thực,
               bộ đội vào Nam đánh Mỹ.

                  Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ và chính sách hạn chế đánh bắt gần bờ
               của Nhà nước, người dân thường đóng tàu chạy bằng động cơ để đánh cá thay cho
               thuyền ba vách nên số lượng đơn đặt tàu thuyền vỏ gỗ giảm dần. Để đáp ứng nhu
               cầu của thị trường, bên cạnh đóng thuyền truyền thống, các thợ thuyền đã linh hoạt,

               chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh, tham gia đóng tàu chạy máy thủy nhưng
               vẫn sử dụng kỹ thuật và những điều kiêng kỵ trong đóng thuyền vỏ gỗ. Ngoài ra, một
               số nghệ nhân còn sản xuất các sản phẩm lưu niệm như mô hình thuyền nan, thuyền
               gỗ và được thị trường đón nhận. Hiện nay, trên địa bàn phường Phong Hải có nhiều gia
               đình có từ 3 đời trở lên làm nghề truyền thống. Theo thời gian, nhiều thợ thuyền của
               làng nghề đi định cư ở nhiều nơi trong và ngoài tỉnh, phát triển các lán đóng thuyền ở
               Móng Cái, Vân Đồn, Hải Phòng... Với sự đặc biệt và tính thẩm mỹ của con thuyền ba
               vách, nhiều mô hình thuyền được sử dụng để làm quà lưu niệm và trưng bày tại một
               số địa điểm như: Bảo tàng Quảng Ninh, Trung tâm tiền sử Đông Nam Á, Vườn quốc

               gia Cát Bà...
                  Ngày  17/11/2014,  Ủy  ban  nhân  dân  tỉnh  Quảng  Ninh  ban  hành  Quyết  định  số

               2687/QĐ-UBND công nhận làng nghề đóng tàu, thuyền vỏ gỗ Cống Mương là làng
               nghề truyền thống. Tháng 10/2022, nghệ nhân Lê Đức Chắn (khu 8, phường Phong
               Hải) - người nắm giữ tri thức, kỹ năng đóng tàu, thuyền vỏ gỗ, thuyền ba vách được
               Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trong lĩnh vực di sản văn
               hóa phi vật thể.
   431   432   433   434   435   436   437   438   439   440   441