Page 433 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 433
Phaàn IV: Kinh teá 433
người thợ đan các nan tre vào nhau và dùng búa đập nhẹ để các nan khít lại cho đều,
sau đó cắt bỏ các phần nan thừa. Sau khi hoàn chỉnh một mê thuyền, người thợ cho
đào một hố dưới đất theo hình con thuyền để làm khuôn. Hố thường được đào theo kích
thước của thuyền to nhất để có thể làm khuôn cho tất cả các loại thuyền. Thuyền nhỏ
nhất sẽ nằm gọn trong hố, thuyền to nhất sẽ để vừa khuôn.
Sản xuất mây tre đan tại làng nghề mây tre đan truyền thống, phường Nam Hòa (Ảnh: tư liệu)
Đan mê xong người thợ sẽ bắt tay vào thực hiện công đoạn cạp thuyền. Người thợ
cho mê thuyền vào khuôn sau đó dùng sức người đứng lên và dậm chặt xuống để mê
thuyền đạt được độ cong phù hợp, sau đó dùng tre cạp lại. Sau khi cạp thuyền xong,
thuyền được đưa lên bó cốt để không còn khe hở sau đó úp thuyền lại và đổ nhựa đường
lên mặt sau của mê thuyền rồi dùng cuống chuối đập dập để quét đều nhựa đường khắp
mặt thuyền.
Thuyền sau khi sơn hoàn chỉnh sẽ được đem đi lắp thang trong lòng thuyền. Thang,
xà lì, cong, kiếu, đà, xà lườn, khóa hậu đạo đều được làm bằng gỗ. Sau khi đặt xong
thang sẽ lắp xà lì. Xà lì là 2 thanh gỗ dài đặt dọc theo chiều dài của thuyền, nằm trên các
thang để giữ thang ở một vị trí cố định. Chiều dài của 2 thanh xà lì gần bằng chiều dài
của thuyền, chiều rộng và chiều cao tương tự như chiều rộng và chiều cao của các thang.
Bên cạnh thuyền nan, người dân Hưng Học còn sản xuất ngư cụ với nguyên liệu
chính là tre, nứa. Ngư cụ có thể làm ở nhiều nơi trong nhiều thời điểm khác nhau, do
vậy không gian làm ngư cụ chủ yếu là ngay tại nhà của các nghệ nhân, tất cả các thành
viên trong gia đình đều có thể tham gia làm ngư cụ. Ở Hưng Học, bên cạnh thuyền, lờ,
giọng là những ngư cụ chính được người dân sản xuất nhiều.