Page 418 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 418
418 Ñòa chí Quaûng Yeân
có yếu tố người nước ngoài, chủ động phòng, chống việc lợi dụng các dự án đầu tư để thực
hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
Với lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và sự cởi mở trong chính sách thu hút
các nhà đầu tư, ngành công nghiệp của thị xã Quảng Yên ngày càng phát triển và đóng
vai trò quyết định trong thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu
nhập cho người dân.
II. Tiểu thủ công nghiệp
Tiểu thủ công nghiệp là ngành nghề sản xuất tập trung quy mô nhỏ, lẻ và thường
hoạt động tại một khu vực nhỏ với các sản phẩm làm ra chủ yếu bằng thủ công. Ở đó, hệ
thống công cụ lao động thô sơ được cải tiến và thay thế bằng một phần máy móc mang
tính chất công nghiệp có quy mô nhỏ.
Hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp của thị xã Quảng Yên có từ lâu đời, gắn với
quá trình tụ cư, sinh sống của người Việt cổ ở nơi đây. Theo thời gian, sản xuất tiểu thủ
công nghiệp từ một nghề phụ lúc nông nhàn trở thành một trong những ngành sản xuất
chính, đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển kinh tế của thị xã.
1. Tiểu thủ công nghiệp Quảng Yên trước năm 1955
Hoạt động tiểu thủ công nghiệp ở Quảng Yên ra đời tương đối sớm, bắt nguồn từ
nhu cầu về công cụ lao động, dụng cụ sinh hoạt... của con người. Ngay từ thời kỳ
văn hóa Phùng Nguyên (cách ngày nay từ 3.000 - 3.500 năm) đến văn hóa Đông Sơn
(cách ngày nay từ 2.000 - 2.700 năm), những lớp cư dân đầu tiên sinh sống ở Hoàng
Tân đã biết chế tác công cụ lao động bằng đá, làm đồ trang sức và đồ gốm. Trong ba đợt
khai quật khảo cổ (năm 1998, 2005 và 2009), các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều
hiện vật bằng đá, gốm, đồng, sắt ở Đầu Rằm (Hoàng Tân) như: rìu, mũi giáo, lưỡi câu,
đồ trang sức, thạp đồng... đặc biệt là bình gốm mang đậm nét đặc trưng, tiêu biểu của
văn hóa Phùng Nguyên. Thông qua các đợt khai quật và những hiện vật tìm được, các
nhà khảo cổ học cho rằng di tích Đầu Rằm thuộc hai giai đoạn văn hóa: giai đoạn sớm
với các hiện vật đá, gốm mang đặc trưng của một di chỉ - xưởng; giai đoạn muộn với các
mảnh đá, đồng và gốm mang phong cách Đường Cồ đại diện cho giai đoạn Đông Sơn, có
dáng dấp của một xưởng quy mô nhỏ để chế tạo lưỡi câu đồng . Bên cạnh những hiện
(1)
vật được tìm thấy ở Đầu Rằm, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy nhiều hiện vật bằng
gốm Đường Cồ tại khu vực Sông Chanh (nay thuộc phường Yên Giang). Từ các hiện vật
khai quật được có thể thấy nghề thủ công của những lớp cư dân người Việt cổ ở Quảng
Yên đã hình thành và đó là hình thái sơ khai đầu tiên của nghề tiểu thủ công nghiệp ở
Quảng Yên sau này. Một số nghề thủ công tiêu biểu thời kỳ này:
Chế tác công cụ lao động bằng đá
Các công cụ lao động bằng đá được tìm thấy ở Đầu Rằm với đại diện điển hình là
những chiếc rìu, bôn có vai, có nấc là minh chứng cho thấy kỹ thuật chế tác đá của cư dân
(1) Xem Nguyễn Thị Hảo: Địa điểm khảo cổ học Đầu Rằm trong các mối quan hệ với các di tích thời
đại Kim khí vùng Duyên hải Đông Bắc, tlđd, tr.14.