Page 457 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 457

Phaàn IV: Kinh teá    457



               Quảng Yên đã sớm trở thành nơi được quan tâm, chú ý của các triều đại phong kiến Việt
               Nam. Nhiều đại diện của các vương triều phong kiến và các cá nhân có tên tuổi đã đặt
               chân tới Quảng Yên với những mục đích khác nhau: có người đến khảo sát địa hình để
               xây dựng thành quách, đồn lũy phòng thủ; có người đến để giao lưu buôn bán; có người
               đến để khai hoang lập ấp, khai thác tài nguyên trên rừng, dưới biển... Dù vậy, mỗi người
               đều dành cho mình một khoảng thời gian để tham quan thưởng ngoạn cảnh sắc thiên
               nhiên một vùng non nước hữu tình.

                  Du ngoạn trên sông Bạch Đằng là một thú tiêu dao của những bậc thi nhân xưa nặng
               lòng với non sông đất nước. Những bài thơ đầy cảm xúc còn để lại từ Trần Thái Tông,
               Trần Thánh Tông đến Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông, từ Trần Tung đến Huyền
               Quang và Pháp Loa, từ Trần Quang Triều đến Nguyễn Ức, Nguyễn Sưởng, Nguyễn
               Trung Ngạn, từ Chu Văn An, Phạm Sư Mạnh, Trần Nguyên Đán, Trần Đình Sâm, Trần
               Công Cẩn đến Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi... là minh chứng cụ thể. Sông Chanh
               bến Ngự còn là một địa danh khá nổi tiếng trong lịch sử Quảng Yên, là nguồn cảm hứng
               của nhiều thi nhân, được vua quan của triều đình phong kiến qua lại. Vua Trần Thánh
               Tông (1240 - 1290) từng qua đây và sáng tác bài “Ngự chơi phủ An Bang”:
                                   “Sớm chơi đường mây núi

                                   Tối nghỉ vịnh trăng trong
                                   Chợt muôn hình ảnh đẹp
                                   Rạo rực ngòi bút lông”.

                                 (Nguyễn Thanh Dân dịch)
                  Thời Hậu Lê, sau khi dẹp xong “giặc cỏ”, tháng 2 năm Quang Thuận thứ 9 (1468), vua
               Lê Thánh Tông đi duyệt sáu quân trên sông Bạch Đằng và đi tuần ở An Bang. Sự kiện
               này không thấy chép trong chính sử, có thể do sử sơ suất nhưng cũng có thể là một cuộc
               hành quân bí mật . Trước cảnh vật hữu tình nơi đây, ông cũng đã sáng tác nên bài thơ
                                  (1)
               “Thuật cái phong thổ An Bang”.

                  Thời Nguyễn, Bạch Đằng cũng là nơi đến của nhiều nhân sĩ trí thức nổi tiếng: Trương
               Quốc Dụng, Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương... Đại thần Trương Quốc Dụng từng ra
               dẹp giặc bể. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương là vợ quan hiệp trấn Yên Quảng, những năm 1815 -
               1818 có bài thơ chữ Nôm “Bạch Đằng giang tặng biệt” trong một lần chia tay chồng tại
               sông Bạch Đằng.

                  Ngoài danh thắng Bạch Đằng, Quảng Yên xưa còn là một điểm đến để trẩy hội. Đó
               là các hội đình, hội chùa, hội đền, hội miếu như hội đình Phong Cốc, hội Tiên Công, hội
               bơi chải...
                  Đầu thế kỷ XX, bài viết “Chơi vịnh Hạ Long” của tác giả Nguyễn Hữu Tiến (bút danh
               Đông Châu) đăng trên tạp chí Nam Phong số 82 năm 1924 đã thuật lại chuyến du lịch
               của mình. Trong 10 trang viết, tác giả kể lại chi tiết một cuộc du lịch được tổ chức đi
               bằng tàu hỏa xuống Hải Phòng, từ Hải Phòng đi tàu thủy tới Quảng Yên, từ Quảng Yên


               (1)  Hà Văn Tấn: “Lê Thánh Tông với Quảng Ninh”, Hoàng đế Lê Thánh Tông nhà chính trị tài năng,
               nhà văn hóa lỗi lạc, nhà thơ lớn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998.
   452   453   454   455   456   457   458   459   460   461   462