Page 877 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 877
Phaàn VI: Löôïc chí caùc xaõ, phöôøng 877
VI. Phường Phong Cốc
1. Địa lý tự nhiên
Phường Phong Cốc nằm ở phía Tây Nam thị xã Quảng Yên; phía Đông giáp xã Liên
Hòa, phía Tây giáp phường Yên Hải, phía Nam giáp xã Liên Vị, phía Bắc giáp xã Cẩm
La và phường Phong Hải.
Tổng diện tích tự nhiên của phường là 1.339 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp
chiếm 860,23 ha, chủ yếu là đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng các loại cây
lương thực như: lúa, ngô, khoai...
Trước đây, việc đi lại của người dân Phong Cốc vô cùng khó khăn. Ngày nay, được
sự đầu tư của các cấp và sự đóng góp của nhân dân, hệ thống giao thông trên địa bàn
phường cơ bản hoàn thiện, các tuyến đường đều được nâng cấp. Phường nằm trên tuyến
giao thông liên xã Liên Vị - Cầu Chanh, Cầu Chanh - Đình Cốc, có đường cao tốc Hạ
Long - Hải Phòng đi qua, các tuyến đường liên khu, liên xã được cứng hóa, tạo thuận lợi
cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Không chỉ thuận lợi giao thương với các
xã, phường trên đảo Hà Nam, Phong Cốc còn có điều kiện giao lưu với khu vực Hà Bắc
và khu vực Cát Bà, Cát Hải (Hải Phòng). Do đó, kinh tế địa phương phát triển đa dạng
với nhiều hoạt động nông, công, thương kết hợp.
2. Khái quát quá trình hình thành
Phong Cốc có lịch sử từ lâu đời, gắn với hoạt động quai đê lấn biển của các vị Tiên
Công. Thời Lê sơ, triều đình ban chiếu khuyến dân đi khai khẩn đất hoang; năm 1434,
một nhóm người từ kinh thành Thăng Long xuôi thuyền theo Sông Hồng tới vùng cửa
sông Bạch Đằng quai đê lấn biển, cải tạo đất đai, lập nên ba thôn đầu tiên của đảo Hà
Nam: Phong Cốc, Cẩm La và Yên Đông. Năm 1472, ba thôn trên hợp với thôn Trung
Bản thành xã Bồng Lưu (sau đổi tên thành xã Phong Lưu). Đến năm 1482, Phong Lưu
là một trong bốn xã của đảo Hà Nam, thuộc huyện An Hưng, thừa tuyên An Bang, gồm
4 thôn: Phong Cốc, Yên Đông, Cẩm La, Trung Bản (nhất xã tứ thôn). Thời Lê trung
hưng, để tránh húy của vua Lê Anh Tông, An Bang được đổi thành An Quảng. Đến năm
1709, chúa Trịnh Cương được phong tước An Đô Vương nên các địa danh đều phải tránh
chữ An, đọc thành Yên, An Quảng được đọc thành Yên Quảng, An Hưng được đổi thành
Yên Hưng. Lúc này, Phong Cốc thuộc xã Phong Lưu, huyện Yên Hưng.
Thời Nguyễn, trấn Yên Quảng được đổi thành trấn Quảng Yên, sau đổi thành tỉnh
Quảng Yên. Thời Pháp thuộc, năm 1890, bốn thôn của xã Phong Lưu được tách thành
bốn xã tương ứng. Khi đó, thôn Phong Cốc trở thành xã Phong Cốc, nằm ở Thượng tổng
của tổng Hà Nam, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên.
Tháng 01/1948, để ghi nhớ tấm gương anh dũng hy sinh của đồng chí Đỗ Thị Sinh
(bí danh Minh Hà) trong kháng chiến chống thực dân Pháp, xã Phong Cốc được đổi tên
thành xã Minh Hà. Tháng 02/1949, xã Minh Hà đổi tên thành xã Hồng Thái.
Năm 1955, xã Hồng Thái được đổi tên thành xã Phong Cốc.
Năm 1963, khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh hợp nhất thành một đơn vị hành
chính mới, lấy tên là tỉnh Quảng Ninh. Đến ngày 23/6/1964, Bộ Nội vụ ban hành