Page 878 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 878
878 Ñòa chí Quaûng Yeân
Quyết định số 170-NV phê chuẩn việc chia xã Phong Cốc thành 2 xã: Phong Cốc và
Phong Hải. Xã Phong Cốc gồm 7 xóm: Cầu Chỗ, Cung Đường, Thượng, Trung Đình,
Miếu, Hồ Cày và Ngoài Giá.
Ngày 25/11/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP về việc thành lập
thị xã Quảng Yên và thành lập các phường thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Theo đó, phường Phong Cốc được thành lập trên cơ sở toàn bộ 1.332 ha diện tích tự
nhiên và 6.043 nhân khẩu của xã Phong Cốc với 7 khu phố: khu phố 1, khu phố 2, khu
phố 3, khu phố 4, khu phố 5, khu phố 6, khu phố 7.
3. Dân số và đặc điểm dân cư
Cư dân Phong Cốc có nguồn gốc chủ yếu là con cháu của các Tiên Công, gọi là “họ
Tiên Công” với một số dòng họ như: họ Vũ (Thủy tổ Vũ Song), họ Vũ Trọng (Thủy tổ
(1)
Vũ Hồng Tiệm), họ Bùi (Thủy tổ Bùi Huy Ngoạn), họ Ngô (Thủy tổ Ngô Bách Đoan), họ
Nguyễn (Thủy tổ Nguyễn Phúc Cốc, Nguyễn Phúc Thắng, Nguyễn Phúc Vinh)...
Vào thời Lý, Trần, một số ngư dân đến vùng này, tận dụng các đượng, gò đất cao để
dãi chài, phơi lưới nhưng không có ý định sinh sống lâu dài.
Đến thế kỷ XV, dưới thời vua Lê Thái Tông, có 17 người từ làng Kim Hoa, huyện Thọ
Xương, phủ Hoài Đức, thành Thăng Long (Hà Nội) đến định cư, tạo lập thôn xóm. Khi
mới tới cửa sông Bạch Đằng, họ vẫn sinh sống ở trên thuyền, kiếm ăn bằng nghề chài
lưới. Vào một đêm trú ngụ ở đượng đất trên đảo, nghe thấy tiếng ếch kêu, họ lần theo
và tìm thấy một mạch nước ngọt, nghĩa là có mầm mống của sự sống. Vì vậy, họ dựa
vào nguồn nước này để định cư lâu dài, bắt đầu hành trình khai phá đảo Hà Nam: đắp
đê giữ nước, ngăn nước mặn xâm thực, cải tạo bãi bồi cửa sông Bạch Đằng thành vùng
trồng lúa. Để ghi nhớ công ơn của họ, nhân dân trong vùng dựng miếu thờ và tôn làm
Tiên Công.
Từ thế kỷ XVI trở đi, cùng với việc mở rộng diện tích đất khai hoang, cư dân Phong
Cốc cùng cư dân các nơi khác đến đã lập thêm nhiều xóm mới. Hoạt động kinh tế của
họ rất đa dạng: vừa làm ruộng vừa đi biển và thành thạo trong buôn bán, nhanh nhạy
trong làm ăn. Bởi vậy, ở Hà Nam có câu “Tiền Phong Cốc, thóc Vị Dương”, là minh chứng
rõ ràng cho cuộc sống khá giả, sung túc của người dân Phong Cốc.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Phong Cốc là xã lớn nhất, có kinh tế phát
triển nhất, nhiều ruộng nhất và dân số đông nhất vùng Hà Nam. Dân số của xã tại thời
điểm này lên đến hơn 10.000 người. Năm 1975, toàn xã Phong Cốc có 4.116 người. Năm
2011, phường Phong Cốc có 6.043 người. Đến ngày 31/12/2023, phường có 1.841 hộ với
6.840 người.
4. Khái quát truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng
Do có vị trí quan trọng ở vùng Đông Bắc Tổ quốc nên ngay từ rất sớm, nhân dân
vùng Quảng Yên đã phải liên tục cầm vũ khí chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Các thế
lực phong kiến phương Bắc thường chọn con đường thủy, theo sông Bạch Đằng tiến vào
(1) Phạm Quốc Long: Lịch sử văn hóa xã Phong Cốc, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, tlđd, tr.22.