Page 879 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 879
Phaàn VI: Löôïc chí caùc xaõ, phöôøng 879
xâm lược nước ta. Từ thế kỷ X - XIII, sông Bạch Đằng đã chứng kiến ba trận quyết
chiến có ý nghĩa lớn lao trong lịch sử dân tộc vào năm 938, năm 981 và năm 1288. Khi ấy,
vùng Hà Nam là nơi diễn ra những trận giao tranh ác liệt nhất, nên mới có câu: “Bạch
Đằng giang là nơi trấn ải, tổng Hà Nam là bãi chiến trường”. Trong những trận chiến
đó, nhân dân vùng Quảng Yên đã tham gia chặt cọc, chôn cọc, xây dựng trận địa, góp
phần không nhỏ làm nên chiến thắng Bạch Đằng lịch sử.
Với niềm tự hào, tinh thần kế thừa và phát huy truyền thống Bạch Đằng lịch sử,
nhân dân Hà Nam - Phong Cốc luôn đề cao tinh thần cảnh giác, bảo vệ lãnh thổ và cuộc
sống của mình. Năm 1863, thời Nguyễn, nhiều toán cướp biển Trung Quốc và thổ phỉ
hoành hành, nhũng nhiễu ở vùng biển Quảng Yên. Nhân dân Phong Cốc cùng nhân
dân xã Phong Lưu, Hà Nam đã hợp sức cùng quân thứ Hải Yên, dưới sự chỉ huy của
Thủy đạo thống chế Hải Yên Lê Quang Tiến và Tuần phủ Bùi Huy Phan, tiến đánh buộc
chúng phải rút chạy ra vùng biển Cát Bà, Đồ Sơn. Ghi nhận công lao chống giặc cướp
bảo vệ an ninh vùng biển, triều đình nhiều lần sắc phong “Nghĩa dân”, “Nghĩa dân khả
phúng”, “Thiện tục khả phong” cho nhân dân Hà Nam.
Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra trong cả nước.
Năm 1883, khi thực dân Pháp tấn công Quảng Yên, nhân dân Yên Hưng nói chung và
nhân dân Phong Cốc nói riêng không chịu khuất phục, kiên cường tham gia các cuộc
khởi nghĩa chống Pháp của Đốc Tít, Lãnh Pha, Lãnh Hy, Đề Hồng... ở vùng Đông Bắc
Tổ quốc.
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (năm 1930), nhân dân Phong Cốc được giác
ngộ lý tưởng cách mạng, tích cực chuẩn bị lực lượng, chờ thời cơ Tổng khởi nghĩa. Ngay
từ năm 1943, trên địa bàn Phong Cốc đã thành lập được tổ chức Việt Minh, sau đó thành
lập được các cơ sở cách mạng và lan rộng ra các xã của tổng Hà Nam. Từ đây, Phong Cốc
trở thành trung tâm cách mạng của vùng Hà Nam và là một trong những nơi có phong
trào cách mạng phát triển mạnh mẽ của huyện Yên Hưng.
Tháng 6/1945, đội du kích Phong Cốc phối hợp với đội du kích Đông Triều đánh
đồn Ninh Tiếp ở Cát Hải (Hải Phòng), thu được trên 200 khẩu súng các loại. Sau khi
giành được chính quyền (01/7/1945), nhân dân Phong Cốc tiếp tục giúp đỡ các xã khác
trong tổng Hà Nam nổi dậy giành chính quyền. Ngày 20/7/1945, du kích Phong Cốc
phối hợp với lực lượng cách mạng đánh trại Bảo an binh (thị xã Quảng Yên), góp phần
vào thắng lợi của nhân dân Quảng Yên và Yên Hưng trong Cách mạng tháng Tám
năm 1945.
Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Phong Cốc là một trong
những xã của huyện Yên Hưng có phong trào cách mạng phát triển. Quân và dân Phong
Cốc tích cực tham gia phá tề trừ gian, tiêu diệt đồn bốt địch; nhiều gia đình ở Phong Cốc
vừa là cơ sở cách mạng, vừa có con em tòng quân giết giặc; nhiều gia đình cả nhà đều
hoạt động cách mạng. Ngoài cung cấp sức người, nhân dân Phong Cốc còn hăng hái nộp
thuế cho Nhà nước kịp thời và đầy đủ, với số tiền lên tới 35.000 đồng Đông Dương, chắt
chiu từng hạt thóc, củ khoai để ủng hộ bộ đội, du kích đánh giặc. Với những đóng góp
đó, nhân dân Phong Cốc tự hào góp phần cùng nhân dân cả nước làm nên chiến thắng