Page 90 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 90
90 Ñòa chí Quaûng Yeân
Theo Đại Nam nhất thống chí, từ thời Đinh và Tiền Lê trở về trước, vùng Quảng Yên
ngày nay thuộc trấn Triều Dương .
(1)
Năm 1010, vua Lý Thái Tổ chia lại các khu vực hành chính trong nước, đổi 10 đạo
thời Đinh và Tiền Lê thành 24 lộ. Năm Thuận Thiên thứ 14 (1023) đổi trấn Triều Dương
thành châu Vĩnh An . Năm 1147, vua Lý Anh Tông cho dựng hành dinh trại Yên Hưng,
(2)
thuộc vùng đất của phường Quảng Yên, phường Yên Giang và phường Cộng Hòa ngày
nay, nhằm trấn giữ vùng cửa sông Bạch Đằng .
(3)
Năm 1242, Nhà Trần tiến hành cải cách về tổ chức hành chính, chia lại các lộ, phủ,
vùng đất Quảng Yên ngày nay thuộc Nam Sách giang lộ . Sau chiến thắng Bạch Đằng
(4)
năm 1288, vùng đất này càng được Nhà Trần chú ý hơn, đổi thành lộ An Bang. Năm 1397,
dưới thời vua Trần Thuận Tông, Hồ Quý Ly cho đổi lại các đơn vị hành chính. Khi đó, vùng
Quảng Yên thuộc Tân An phủ lộ . Năm 1407, dưới thời thuộc Minh, nước ta được chia ra
(5)
làm 16 phủ, huyện Yên Hưng đổi là huyện Yên Hòa thuộc châu Tĩnh An, phủ Tân An .
(6)
Năm 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Thuận Thiên, chia cả
nước ra làm 5 đạo. Vùng đất Quảng Yên thuộc trấn An Bang, Đông đạo. Tháng 6 năm
Quang Thuận thứ 7 (1466), Lê Thánh Tông chia lại các khu vực thành 12 đạo thừa
tuyên . Trong đó, vùng đất Quảng Yên ngày nay là huyện An Hưng, phủ Hải Đông của
(7)
thừa tuyên An Bang, có 25 xã, 1 thôn, 15 trang .
(8)
Trong thời kỳ Nhà Mạc, tổ chức chính quyền địa phương được duy trì như cũ, địa bàn
tương ứng với 13 đạo thừa tuyên triều Lê sơ . Địa giới hành chính của các đạo thừa
(9)
tuyên không có sự thay đổi.
Ở thời Lê - Trịnh, các đạo được đổi thành trấn (10) . Đến đời vua Lê Anh Tông (1557 -
1573), An Bang đổi tên thành An Quảng vì tránh tên húy vua Anh Tông là Lê Duy Bang.
Về sau, năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709), dưới thời vua Lê Dụ Tông, chúa Trịnh Cương được
phong tước An Đô Vương nên các địa danh đều phải tránh chữ An, đọc thành Yên, nên
An Quảng được đọc thành Yên Quảng, An Hưng đọc thành Yên Hưng.
Đến thời Tây Sơn, vua Quang Trung đem phủ Kinh Môn của trấn Hải Dương nhập
vào trấn Yên Quảng.
(1) Theo Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam nhất thống chí, tập 4, sđd, tr.7, gọi là “Triều Dương”.
Tuy nhiên, theo Phương đình Nguyễn Văn Siêu: Đại Việt địa dư toàn biên, Nxb. Văn hóa - Thông tin,
Hà Nội, 1997, tr.392, tên “Triều Dương” gọi là “Trào Dương”.
(2) Viện Khoa học xã hội Việt Nam: Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998,
tr.247.
(3) Xem Nguyễn Quang Ngọc: “Vua Lý Anh Tông, chiến lược biển và hành dinh trại Yên Hưng”, tạp
chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1, 2011, tr.5.
(4) Xem Nguyễn Trãi: Ức Trai di tập dư địa chí, bản dịch, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh, Tp. Hồ Chí Minh, 2019, tr.83.
(5) Xem Nguyễn Trãi: Ức Trai di tập dư địa chí, sđd, tr.86-87.
(6) Xem Nguyễn Trãi: Ức Trai di tập dư địa chí, sđd, tr.141.
(7) Năm 1471, sau khi lấy đất của Chiêm Thành, vua Lê Thánh Tông thành lập đạo thừa tuyên thứ
13 - thừa tuyên Quảng Nam.
(8) Theo Nguyễn Trãi: Ức Trai di tập dư địa chí, sđd, tr.43.
(9) Xem Tạ Ngọc Liễn (Chủ biên): Lịch sử Việt Nam, tập 3, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2017, tr.412.
(10) Xem Trần Thị Vinh (Chủ biên): Lịch sử Việt Nam, tập 4, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2017, tr.85.