Page 92 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 92
92 Ñòa chí Quaûng Yeân
Đầu thế kỷ XIX, huyện Yên Hưng gồm có 2 tổng với 17 xã, phường:
Tổng Hà Nam có 6 xã: Hưng Học, Phong Lưu (gồm 4 thôn: Phong Cốc, Yên Đông,
Cẩm La, Trung Bản), Hải Triền, Vị Dương (gồm 2 thôn: Vị Dương, Vị Khê), Quỳnh Biểu,
Lưu Khê.
Tổng Hà Bắc có 11 xã, phường: Yên Hưng (tên cũ là làng Rừng), Yên Trì (tên cũ là
Phương Trì), Quỳnh Lâu (gồm 2 thôn: Quỳnh Lâu và Khê Chanh), Khoái Lạc (gồm 2
thôn: Biểu Nghi và Khe Nữ), Chập Khê (Chạp Khê), La Khê (tên cũ là Cỏ Khê), Yên
Lập, Động Linh, Hoàng Lỗ, Bùi Xá, phường chợ tứ chiếng (đã phiêu bạt) .
(1)
Từ cuối thế kỷ XIX, theo các tư liệu Hán Nôm, các đơn vị hành chính của hai tổng đã
có một số thay đổi nhất định: xã Hải Triền đổi tên thành xã Hải Yến vào thời Tự Đức
(1848 - 1883); thôn Vị Khê tách khỏi xã Vị Dương thành một xã mới lấy tên là Vị Khê;
năm Thành Thái thứ 2 (1890) xã Phong Lưu được chia làm 4 xã mới là Phong Cốc, Yên
Đông, Cẩm La, Trung Bản trên cơ sở 4 thôn cũ; xã Yên Lập tách thành 2 xã là Yên Lập
và Yên Cư trên cơ sở hai thôn cũ .
(2)
Tháng 3/1883, sau khi chiếm được Quảng Yên, thực dân Pháp tiến hành xây dựng
trại lính, đồn bốt, dinh Tỉnh trưởng, Sở Mật thám, Nhà tù, Kho bạc, Nhà đoan (Sở Thuế
quan), chợ Rừng... Các khu phố cũ cũng được mở rộng: phố Yên Hưng (phố Trần Hưng
Đạo, Nguyễn Du, Hoàng Hoa Thám ngày nay), phố Tiền Môn (phố Ngô Quyền, Phạm
Ngũ Lão ngày nay), phố Khê Chanh (phố Trần Khánh Dư ngày nay) ... Quảng Yên dần
(3)
dần trở thành thị xã tỉnh lỵ Quảng Yên - nơi tập trung bộ máy cai trị cả vùng Đông Bắc
của thực dân Pháp.
Năm 1896, 7 làng của tổng Bí Giàng thuộc huyện Đông Triều, tỉnh Hải Dương được
sáp nhập vào huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên .
(4)
Khoảng đầu thế kỷ XX, tổng Trúc Động và Dưỡng Động (thuộc huyện Thủy Đường,
phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) được nhập vào huyện Yên Hưng. Tổng Dưỡng Động
(Rãng Động) gồm 3 xã: Dưỡng Động, Tràng Kênh, Gia Đức. Tổng Trúc Động gồm 9 xã:
Trúc Động, Mai Động, Hưu Liệt, Phúc Liệt, Quỳ Khê, Đạo Tú, Thụ Khê, Thiểm Khê
và Viên Khê .
(5)
Năm 1902, lập 3 phường thuộc huyện Yên Hưng: Uông Giang, Bắc Giang, Nhị Giang.
(1) Xem Viện Nghiên cứu Hán Nôm: Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX (thuộc các tỉnh từ Nghệ
Tĩnh trở ra), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1981, tr.82.
(2) Xem Bùi Việt Hùng: Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng
Ninh từ đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009, tr.39.
(3) Theo Lê Đồng Sơn: “Quảng Yên, trung tâm văn hóa vùng Đông Bắc trong lịch sử”, Đô thị Quảng
Yên, truyền thống và định hướng phát triển, Nxb. Thế giới, 2011, tr.132, cho rằng: “Thời nhà Nguyễn,
tháng 8 năm 1802, vua Gia Long ra chiếu lệnh thành lập trấn Yên Quảng. Lấy gò Quỳnh Lâu của
huyện Yên Hưng xây thành làm trấn lỵ. Lập nên các phố: Yên Hưng, Tiền Môn, Khê Chanh bao
quanh thành tỉnh, đô thị Quảng Yên được hình thành”.
(4) Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh: Địa chí Quảng Ninh, tập 1, sđd, tr.25.
(5) Xem Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên: Địa chí Thủy Nguyên, sđd, tr.20-21.