Page 902 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 902

902    Ñòa chí Quaûng Yeân



                  4. Khái quát truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng

                  Là vùng đất có lịch sử hình thành lâu đời, có vị trí địa kinh tế, địa chính trị chiến lược
               quan trọng, Quảng Yên diễn ra nhiều sự kiện, chiến công lớn trong lịch sử dựng nước và
               giữ nước của dân tộc. Dưới các triều đại phong kiến, nhân dân Quảng Yên đã tích cực
               tham gia vận chuyển lương thực, nuôi dưỡng binh lính, chặt gỗ, chôn cọc trên sông, phối
               hợp cùng quân đội mai phục, chặn đánh địch ở những nơi hiểm yếu... góp phần làm nên
               những chiến công lừng lẫy, oanh liệt, vẻ vang trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử.

                  Phát huy truyền thống của cha ông, các thế hệ nhân dân Quảng Yên đoàn kết, anh
               dũng kiên cường chiến đấu, góp phần cùng quân dân cả nước đánh thắng thực dân
               Pháp, đế quốc Mỹ và tham gia cuộc chiến tranh biên giới bảo vệ Tổ quốc.
                  Năm 1883, sau khi chiếm Hải Phòng, Hòn Gai, thực dân Pháp tiến đánh Quảng Yên,

               khống chế tuyến đường giao thông nối Hòn Gai với Hải Phòng và cả nước. Mặc dù triều
               đình Nhà Nguyễn bạc nhược, để cho thực dân Pháp chiếm đóng Quảng Yên, song nhân
               dân Quảng Yên không chịu khuất phục, kiên cường tham gia các cuộc khởi nghĩa chống
               thực dân Pháp do Đốc Tít, Lưu Kỳ, Lãnh Pha, Lãnh Hy, Đề Hồng... lãnh đạo ở vùng
               Đông Bắc. Các cuộc khởi nghĩa tuy không thành công nhưng đã tô thắm thêm truyền
               thống yêu nước, anh dũng chống giặc ngoại xâm của nhân dân Quảng Yên.

                  Tháng 02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng
               của cách mạng Việt Nam, chấm dứt khủng hoảng về đường lối chính trị và con đường
               cứu nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Quảng Yên đoàn kết, thống nhất một
               lòng cùng nhân dân cả nước tham gia khởi nghĩa, đánh đuổi thực dân, giành lại độc lập,
               tự do cho quê hương, đất nước. Ngày 20/7/1945, quân cách mạng nhanh chóng đột nhập
               vào thị xã đánh chiếm dinh Tỉnh trưởng, các cơ quan Bưu điện, Tòa án, Kho bạc... phá
               nhà lao, giải phóng tù chính trị... Với chiến thắng vang dội, Quảng Yên trở thành tỉnh lỵ
               đầu tiên trong cả nước được giải phóng, cổ vũ các địa phương khác đứng lên khởi nghĩa
               giành chính quyền.

                  Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tỉnh lỵ Quảng Yên là nơi tập
               trung rất nhiều binh lực của thực dân Pháp: bọn ngụy quyền, phòng nhì và các tổ chức
               phản động đều làm việc tại đây, gây nhiều khó khăn cho hoạt động cách mạng. Tuy bị
               kìm kẹp, khủng bố tinh thần nhưng quân và dân Quảng Yên luôn giữ vững niềm tin
               vào sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền cách mạng, kiên cường đấu tranh, không sợ
               hy sinh, gian khổ. Nhân dân Quảng Yên đã thọc sâu vào trong lòng địch, xây dựng cơ
               sở, giáo dục và vận động binh lính phản đối chiến tranh, đào ngũ, ra ngũ. Nhiều đội
               quân tình báo, quân báo, công an hoạt động thầm lặng, bám sát mọi hoạt động của
               địch, cung cấp tin tức quan trọng cho chính quyền và quân đội, tạo tiền đề cho thắng
               lợi của Chiến dịch Đường 18, Chiến dịch Hà Nam Ninh và Chiến dịch Đông Xuân
               1953 - 1954.

                  Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân Quảng Yên đã tiêu
               diệt và làm bị thương trên 500 tên địch, phá hoại trên 20 xe ô tô và phương tiện chiến
               tranh; tiêu diệt nhiều tay sai phản động. Để có được những chiến công đó, hàng chục
   897   898   899   900   901   902   903   904   905   906   907