Page 905 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 905
Phaàn VI: Löôïc chí caùc xaõ, phöôøng 905
hoạt động giao lưu thương mại còn được mở rộng ra các vùng lân cận như: chợ Rộc ở La
Khê; chợ Cốc, chợ Đông ở vùng Hà Nam; chợ Uông ở Uông Bí...
Với những lợi thế sẵn có, trong những năm qua, Quảng Yên xác định phát triển
thương mại - dịch vụ là nhiệm vụ trọng tâm, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội toàn
phường. Trong đó, cấp ủy, chính quyền địa phương khuyến khích các doanh nghiệp vừa
và nhỏ hoạt động theo hướng mở rộng quy mô; tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh dịch
vụ hàng hóa tiêu dùng phát triển; đồng thời động viên nhân dân mở rộng các loại hình
dịch vụ ăn uống, vận tải, bưu chính - viễn thông, kinh doanh đồ gia dụng, tạp hóa... góp
phần phát triển ngành thương mại - dịch vụ ở địa phương.
Phố ẩm thực Sông Chanh, bến Ngự (phố Lê Hoàn, phường Quảng Yên)
(Ảnh: tư liệu)
Bên cạnh đó, nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa, hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt
Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Người Quảng Ninh ưu tiên sử dụng hàng hóa, dịch
vụ được sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh”, phường Quảng Yên cũng tổ chức các
hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm thương hiệu
của thị xã gắn với các sự kiện du lịch, lễ hội, văn hóa địa phương.
Tính đến cuối năm 2023, phường Quảng Yên có gần 1.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ, 6
sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP; giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch
vụ của phường đạt 3.234,8 tỷ đồng.
6. Văn hóa - xã hội
Trong quá trình phát triển, cư dân Quảng Yên đã hình thành nên những truyền
thống văn hóa vừa có nét đặc trưng riêng, vừa phản ánh những giá trị văn hóa chung
của dân tộc Việt Nam. Điểm chung của nhân dân Quảng Yên là coi trọng tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên và thờ các vị thần - người có nhiều công lao với quê hương, đất nước. Đạo
lý “Uống nước nhớ nguồn” đã trở thành truyền thống, quyện vào đời sống tâm linh của
nhân dân Quảng Yên. Việc thờ cúng tổ tiên và những người đã khuất, tôn vinh các bậc
anh hùng đã góp phần làm giàu thêm các giá trị văn hóa dân tộc. Đó là cơ sở để nhân
dân tổ chức các nghi lễ và văn hóa tín ngưỡng, vừa nhắc lại công đức tổ tiên nhằm bày tỏ
nguyện vọng, mong ước về cuộc sống ấm no, hạnh phúc; vừa là việc thề nguyền trước anh
linh tổ tiên về trách nhiệm kế thừa và tiếp nối sự nghiệp vẻ vang của các bậc tiền nhân.