Page 912 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 912
912 Ñòa chí Quaûng Yeân
3. Dân số và đặc điểm dân cư
Từ thế kỷ XV, trên địa bàn phường Tân An ngày nay đã có một số nhóm người từ Bắc
Ninh, Hải Dương... đến đây phát rừng lập làng, be bờ đắp đập nơi ven rừng để cải tạo
thành đồng ruộng. Đến đầu thế kỷ XIX, địa bàn Tân An có thêm một số nhóm người đến
từ Quỳnh Biểu của tổng Hà Nam sinh sống tại bãi cát cổ phía Đông làng La Khê, lập
nên làng Bùi Xá. Sau đó, số lượng dân cư trên địa bàn ngày càng phát triển ổn định với
nhiều dòng họ khác nhau.
Với vị trí thuận lợi cho việc ra khơi, vào lộng để đánh bắt hải sản, đầu năm 1975, Ủy
ban nhân dân huyện Yên Hưng đã có chủ trương vận động nhân dân làm nghề cá di dân
và quyết định chuyển 5 hợp tác xã thủy sản sang Bến Giang (nay thuộc phường Tân An)
để sáp nhập thành Hợp tác xã thủy sản Thống Nhất, bao gồm: Hợp tác xã ngư nghiệp
Bạch Đằng (thuộc Yên Giang), Hợp tác xã ngư nghiệp Bến Hải (nay thuộc phường Tân
An), Hợp tác xã ngư nghiệp Quyết Tiến (thuộc Liên Hòa), Hợp tác xã ngư nghiệp Xuân
Hải (thuộc Phong Hải và Phong Cốc), Hợp tác xã ngư nghiệp Thuận Thành (thuộc Yên
Hải). Sau đó, Hợp tác xã thủy sản Thống Nhất được cấp 0,5 km để làm trụ sở và nhà
2
cho các xã viên. Trong giai đoạn phát triển vào cuối những năm 70 của thế kỷ XX, hợp
tác xã đã có trên 300 lao động với 165 hộ dân.
Sau khi được thành lập theo Nghị định số 94-CP do Chính phủ ban hành ngày
21/12/1995, xã Tân An có 3.766 nhân khẩu . Đến ngày 31/12/2023, phường Tân An có
(1)
5.585 người với 1.439 hộ, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số.
Hình thành ở một vùng đồi núi thấp cùng với những đầm, bãi sú vẹt hoang vu, các
thế hệ cư dân Tân An luôn cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất để cải tạo thiên
nhiên, khai phá và biến đất đai thành những đồng ruộng phì nhiêu, thôn xóm trù phú.
4. Khái quát truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng
Trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, Tân An được coi là vùng
phên giậu, giữ vị trí quan trọng trong việc phòng thủ của đất nước, luôn phải đương đầu
với các thế lực ngoại xâm và cả cướp biển. Chính những thăng trầm lịch sử đó đã hun
đúc cho các thế hệ người dân một truyền thống yêu nước và tinh thần đấu tranh cách
mạng mãnh liệt.
Năm 1883, sau khi thực dân Pháp đánh chiếm tỉnh Quảng Yên, chúng đã tổ chức hệ
thống cai trị đến các xã, thôn để bóc lột nhân dân ta. Không phải là trường hợp ngoại lệ,
người dân La Khê, Bùi Xá, Hoàng Lỗ cũng bị thực dân Pháp và phong kiến tay sai cai trị
rất hà khắc và bóc lột tàn nhẫn. Trước sự áp bức đó, nhiều người đứng lên, hăng hái
tham gia vào các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp do Đốc Tít, Đề Hồng, Lãnh Pha,
Lãnh Hy lãnh đạo. Tuy các cuộc khởi nghĩa đều bị thực dân Pháp đàn áp nhưng không
thể dập tắt được tinh thần yêu nước của nhân dân.
Trong những năm 30 của thế kỷ XX, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
nhân dân La Khê, Bùi Xá, Hoàng Lỗ tiếp tục vùng lên đấu tranh mạnh mẽ, góp sức vào
cuộc cách mạng của cả dân tộc.
(1) Nguyễn Quang Ân: Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới các đơn vị hành chính (1945 - 1997),
sđd, tr.633.