Page 914 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 914
914 Ñòa chí Quaûng Yeân
Nông - lâm - ngư nghiệp
Những năm 1954 - 1960, trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa,
nhân dân tổ chức khai hoang lấn mặn, đắp đầm Bồ Cáo, cải tạo những bãi cát chua mặn
thành vùng cấy lúa. Sau 2 năm (1958 - 1960), đã có 84 ha được cải tạo, đưa vào cấy lúa
một vụ ở đầm Thùa và đầm Hai Xã.
Từ năm 1963, nhân dân tiến hành đắp 2,3 km đường đê để bảo vệ cho 200 ha lúa 2
vụ. Sau 3 năm, hệ thống đê dài 2,3 km được hoàn thành, đưa diện tích đất mới khai
hoang vào sản xuất. Ngoài ra, hằng năm, các thôn La Khê, Bùi Xá đều ra quân làm thủy
lợi, vừa đắp đê ngăn mặn, vừa đào đắp kênh mương nội đồng để dẫn nước, góp phần chủ
động nguồn nước tưới tiêu cho ruộng vườn, đưa năng suất cây trồng ngày càng tăng;
đảm bảo nước cấy 2 vụ cho hàng trăm héc-ta, đưa vòng quay của đất lên 1,5 lần; tự túc
được lương thực, nộp thuế nghĩa vụ đầy đủ cho Nhà nước mỗi năm từ 35 - 45 tấn.
Sau năm 1996, Tân An đã xây dựng cống tiêu úng Bồ Cáo, áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật trong sản xuất. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp của xã có bước phát triển mới,
năng suất tăng đều hằng năm. Trong giai đoạn từ năm 2001 - 2005, xã tiếp tục kiên trì
và tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống, đặc biệt là giống cây trồng và mùa vụ.
Ngoài ra, việc quy hoạch vùng chuyên canh rau màu theo hướng sản xuất hàng hóa và
thử nghiệm quy trình sản xuất rau an toàn được triển khai thực hiện hiệu quả. Đến
năm 2009, diện tích vùng trồng rau màu trọng điểm theo hướng sản xuất hàng hóa và
áp dụng thử nghiệm quy trình sản xuất rau an toàn của xã được mở rộng lên 172 ha
(tăng 73,7 ha so với năm 2005). Trên cơ sở những kết quả đạt được, xã tiếp tục tích cực
tranh thủ cơ chế hỗ trợ đầu tư của huyện, tỉnh cho vùng rau trọng điểm; thực hiện các
mô hình trồng hoa, đặc biệt là mô hình trồng hoa ly đã được nhân rộng cho hiệu quả
kinh tế cao. Tính đến năm 2022, tổng diện tích sản xuất nông nghiệp của phường đạt
166,4 ha, sản lượng thóc cả năm đạt 593 tấn, năng suất bình quân đạt 59,3 tạ/ha; diện
tích trồng màu cả năm là 67 ha, đạt 100% so với kế hoạch phường đề ra; giá trị ngành
trồng trọt đạt 4,5 tỷ đồng .
(1)
Đối với chăn nuôi, cấp ủy và chính quyền địa phương đã có nhiều giải pháp khuyến
khích các hộ dân và doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế trang trại, chăn nuôi
tập trung xa khu dân cư; phát triển chăn nuôi bò, lợn và đàn gia cầm theo hướng công
nghiệp và bán công nghiệp. Nhờ đó, ngành chăn nuôi của Tân An có hướng phát triển
tốt, nhiều hộ dân đã đầu tư cho phát triển chăn nuôi. Đặc biệt, năm 2009, trên địa bàn
xã đã có doanh nghiệp đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gà siêu trứng với quy mô
6 vạn con, tổng giá trị đầu tư trên 30 tỷ đồng. Đến nay, trứng gà Tân An là sản phẩm
OCOP tiêu biểu của phường Tân An, được Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cấp giấy
chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đến năm 2022, đàn trâu có 26 con, đàn
bò 95 con, đàn lợn 193 con và tổng đàn gia cầm là 67.635 con .
(2)
(1) Ủy ban nhân dân phường Tân An: Báo cáo tóm tắt kết quả phát triển kinh tế - xã hội và công tác
chỉ đạo điều hành của UBND phường năm 2022 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2023, tr.3.
(2) Ủy ban nhân dân phường Tân An: Báo cáo tóm tắt kết quả phát triển kinh tế - xã hội và công tác
chỉ đạo điều hành của UBND phường năm 2022 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2023, tlđd, tr.3.