Page 913 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 913

Phaàn VI: Löôïc chí caùc xaõ, phöôøng    913



                  Ngày 20/7/1945, nhân dân La Khê, Bùi Xá, Hoàng Lỗ cùng với nhân dân trong huyện
               Yên Hưng và thị xã Quảng Yên đứng lên đấu tranh giành chính quyền, giải phóng tỉnh
               lỵ Quảng Yên - đây là tỉnh lỵ đầu tiên mà quân cách mạng giành được trong thời kỳ
               tiền khởi nghĩa.
                  Trong 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954),
               hưởng ứng “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xã lập căn cứ
               địa kháng chiến ở Hoàng Lỗ; trai tráng trong làng tham gia vào quân chủ lực, du kích,
               bộ đội địa phương để đánh giặc; nhà nhà nuôi giấu cán bộ cách mạng, thiếu nhi làm liên
               lạc, truyền tin .
                              (1)
                  Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1955 - 1975), nhân dân Tân An hăng hái
               thi đua sản xuất, đóng góp sức người, sức của cùng cả nước chi viện cho chiến trường miền
               Nam với các khẩu hiệu: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Thóc không thiếu một cân,
               quân không thiếu một người”, “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Nhân dân
               còn trực tiếp tham gia chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế
               quốc Mỹ ngay trên mảnh đất quê hương. Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt
               đó, đời sống của người dân tuy còn nhiều khó khăn nhưng vẫn luôn sẵn sàng đón nhận,
               bảo vệ và tạo mọi điều kiện để các cơ quan, đơn vị của huyện, tỉnh về sơ tán.
                  Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979, nhân dân Tân An tham gia
               đào được gần 2.000 m giao thông hào; đào hố cắm hết 1.800 chông sắt và 19.500 chông
               tre tại Thán Phún (Móng Cái) .
                                               (2)
                  Chiến tranh đã trôi qua, hòa bình và sự phát triển của đất nước hôm nay là sự đánh
               đổi bằng quá trình đấu tranh lâu dài của các thế hệ đi trước. Qua các cuộc chiến ấy, xã
               Tân An có hàng trăm người con ưu tú lên đường nhập ngũ, trong số đó có 31 người đã
               anh dũng hy sinh được công nhận liệt sĩ, 34 thương binh, bệnh binh, 1 mẹ được tặng
               danh hiệu cao quý Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Ngày nay, nhân dân phường Tân An
               luôn cố gắng phát huy truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng để bảo vệ vững
               chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà
               nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
                  5. Kinh tế

                  Vùng đất Bùi Xá (Tân An ngày nay) xưa kia là những đồi đất thấp, đầm, bãi sú vẹt
               hoang vu. Với ý chí tự lực, tự cường, nhân dân trong vùng đã đắp đập ngăn nước để thau
               chua rửa mặn, khai hoang, lấn biển, mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Với lợi
               thế là một phường ven biển, trong những năm qua, nhân dân Tân An đã tập trung chủ
               yếu vào nghề nuôi tôm, cua biển, cá lồng, hàu, hà và nghề khai thác tuyến khơi, đánh
               bắt các loại hải sản, đặc sản cho giá trị kinh tế cao. Năm 2023, tỷ trọng kinh tế ngành
               nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 30,5%; ngành thương mại - dịch vụ chiếm 33,3%; ngành
               công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 36,2% .
                                                                              (3)

               (1)  Theo Ban Chấp hành Đảng bộ phường Tân An: Lịch sử Đảng bộ phường Tân An (1930 - 2020),
               sđd, tr.6-7.
               (2)  Xem Ban Chấp hành Đảng bộ phường Tân An: Lịch sử Đảng bộ phường Tân An (1930 - 2020),
               sđd, tr.148.
               (3)  Đảng ủy phường Tân An: Báo cáo tổng kết công tác năm 2023.
   908   909   910   911   912   913   914   915   916   917   918