Page 967 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 967

Phaàn VI: Löôïc chí caùc xaõ, phöôøng    967



               người dân tổ chức lễ hội Tiên Công thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia.
               Cùng với nghi lễ rước sắc của các dòng họ lên bia Tiên Công, không gian lễ hội còn được
               mở rộng với các trò chơi dân gian như: chọi gà, đấu vật, đánh cờ người, kéo co... Lễ hội
               Tiên Công không chỉ mang ý nghĩa gắn kết cộng đồng mà còn là môi trường bảo tồn,
               phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của nhân dân Hiệp Hòa. Kết thúc

               lễ hội, nhân dân địa phương trở lại cuộc sống thường ngày: cày cấy, gieo trồng, vươn khơi
               bám biển, làm ăn buôn bán... với niềm tin họ đã được các vị Tiên Công và tổ tiên phù trợ,
               tiếp thêm sức mạnh để tiếp nối truyền thống quê hương.

                  Từ cuộc sống lao động sản xuất, nhân dân Hiệp Hòa đã tiếp thu, sáng tạo, đúc kết
               nhiều kinh nghiệm thể hiện qua những câu nói được truyền từ đời này qua đời khác
               như: “Chiêm các Thánh - mùa Săng Ti” (vụ chiêm ngày lễ các Thánh là tiết gieo mạ, vụ
               mùa ngày lễ Săng Ti là tiết gieo mạ mùa), “Mạ giỗ von sắp đòn mà gánh, lúa giỗ von
               cõng con vào rừng” hay “Tháng 8 trâu bò ra, tháng 3 trâu bò về”. Những kinh nghiệm
               quý báu cùng kho tàng thơ ca, hò vè, đặc biệt là tập thơ ca ngợi tình yêu quê hương, đất
               nước của cụ Lý Bầm được truyền từ đời này qua đời khác đã trở thành những nét văn

               hóa sinh hoạt tinh thần không thể thiếu của nhân dân.

                  Cấp ủy, chính quyền xã Hiệp Hòa tích cực vận động nhân dân tham gia phong trào
               “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. 16 thôn trong xã đều xây dựng quy
               ước nhằm nêu cao tinh thần gìn giữ và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp
               của dân tộc, duy trì chuẩn mực đạo đức, dựng xây tình làng nghĩa xóm đoàn kết, đồng
               thời xóa bỏ các hủ tục. Phong trào đã có sức lan tỏa rộng rãi tới đông đảo tầng lớp nhân
               dân, tạo chuyển biến tích cực trong lối sống mỗi hộ gia đình. Năm 2023, xã có 13/16
               thôn đạt danh hiệu Thôn văn hóa, 94,1% số hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa. Tại
               các thôn còn thành lập nhiều câu lạc bộ như: bóng chuyền hơi, dưỡng sinh, dân vũ...
               thu hút đông đảo nhân dân tham gia, tạo không khí vui tươi, sôi động, gắn kết tình

               cảm xóm làng.

                  Về giáo dục, thời Pháp thuộc, làng Yên Trì có trường Tiểu học dạy tiếng Pháp mang
               tên Công sứ Pháp Cene Graysac nhưng vấn đề giáo dục trên địa bàn không được chú
               trọng . Sau Cách mạng tháng Tám, công tác giáo dục được xã Hiệp Hòa xác định là một
                     (1)
               trong những nhiệm vụ trọng tâm. Năm 1960, xã thành lập Ban Giáo dục, trường Phổ
               thông cấp I đã có 4 lớp 1, 2 lớp 2, 3 lớp 3 và 1 lớp 4 đáp ứng nhu cầu học tập của con em
               trong xã. Năm 1994, để phù hợp với nhu cầu phát triển giáo dục, trường cấp I + II Hiệp
               Hòa được tách thành 2 trường (trường cấp I và trường cấp II), tỷ lệ học sinh lên lớp ở cả
               hai bậc học đạt trên 90%. Hiện nay, hệ thống trường trên địa bàn xã được đầu tư khang
               trang ở cả 3 trường: Trường Mầm non Hiệp Hòa, Trường Tiểu học Hiệp Hòa và Trường

               Trung học Cơ sở Hiệp Hòa. Cả 3 trường đều đạt chuẩn quốc gia, chất lượng giáo dục
               ngày càng được nâng cao. Năm 2023, 100% trẻ em trong độ tuổi được đến trường, tỷ lệ
               học sinh lên lớp, tốt nghiệp các cấp năm sau cao hơn năm trước.

               (1)  Ban Chấp hành Đảng bộ xã Hiệp Hòa: Lịch sử Đảng bộ xã Hiệp Hòa (1930 - 2020), sđd, tr.20.
   962   963   964   965   966   967   968   969   970   971   972