Page 963 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 963
Phaàn VI: Löôïc chí caùc xaõ, phöôøng 963
huy chương kháng chiến các loại cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và chống Mỹ, cứu nước; 2 mẹ được truy tặng
danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
5. Kinh tế
Đường lối đổi mới đất nước do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đề ra đã tạo cơ
sở vững chắc để nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Hiệp Hòa nói riêng đổi mới tư
duy trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát huy mọi tiềm năng phát triển kinh tế.
Phát huy truyền thống cần cù, sáng tạo, từ một xã lấy nông nghiệp làm chủ đạo, kinh
tế Hiệp Hòa dần phát triển với nhiều ngành nghề đa dạng, tốc độ tăng trưởng kinh tế
ổn định. Năm 1998, cán bộ và nhân dân Hiệp Hòa vinh dự được đón nhận Huân chương
Lao động hạng Ba. Năm 2000, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký
quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho xã Hiệp Hòa vì đã có thành
tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế trên địa bàn ngày
càng chuyển dịch rõ nét theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp,
tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và thương mại -
dịch vụ. Năm 2023, tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm
48,4%; thương mại - dịch vụ chiếm 43,2%; nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 8,4%.
Nông - lâm - ngư nghiệp
Trước năm 1986, việc canh tác nông nghiệp ở Hiệp Hòa gặp nhiều khó khăn. Vùng
đất đồi bạc màu chỉ phù hợp trồng cây lương thực như: khoai, sắn; vùng đất trồng lúa
thường xuyên bị nhiễm chua, nhiễm mặn, thiếu nước ngọt, ảnh hưởng không nhỏ đến
việc thâm canh, năng suất cây trồng thấp.
Trong những năm đổi mới, cùng với quá trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ
sản xuất và đời sống, ruộng đồng trên địa bàn xã được bổ sung nguồn nước ngọt từ hồ Rộc
Bồng, sau này là từ hồ Yên Lập tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân đẩy mạnh sản xuất
2 vụ lúa. Nhằm tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế nông nghiệp, chính quyền xã đã
chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, mở rộng sản xuất cây vụ đông, đưa các giống
lúa có năng suất cao vào sản xuất, tăng hệ số quay vòng đất lên 2,8 lần/năm. Năm 2023,
diện tích cấy lúa trên địa bàn xã cả năm là 605,5 ha, diện tích rau màu là 477,2 ha. Tổng
sản lượng lương thực đạt 3.854,5 tấn, năng suất lúa trung bình đạt 61,2 tạ/ha.
Về chăn nuôi, năm 2023, trên địa bàn có 876 hộ chăn nuôi, số lượng gia súc, gia cầm
đạt 27.588 con. Công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được thực hiện
hiệu quả, đảm bảo tiêu diệt các loại mầm bệnh trong môi trường, giữ an toàn sức khỏe
cho đàn vật nuôi, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về kinh tế cho nhân dân.
Trước năm 1986, tại Hiệp Hòa, ngoài sản xuất nông nghiệp thì ngư nghiệp cũng là
một ngành nghề chính. Cư dân tại đây có những cách bắt cá độc đáo như: đắp cạp, đánh
cạm, đẩy giể, ngòi cá, câu cáy, rấm bống, đánh giậm, xỉa nhệch... Hiện nay, xác định
khai thác và nuôi trồng thủy hải sản là ngành kinh tế tiềm năng, cấp ủy, chính quyền