Page 960 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 960

960    Ñòa chí Quaûng Yeân



               là một trong 19 đơn vị hành chính xã, phường của thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
               Xã gồm 16 thôn từ thôn 1 đến thôn 16.

                  3. Dân số và đặc điểm dân cư

                  Từ trước thế kỷ XII - XIII, trên địa bàn Hiệp Hòa đã có người dân tới khai phá đất
               đai. Họ chủ yếu dựa vào các gò, đượng cao để ngụ cư, dựng lán làm nhà, sau đó đắp bờ
               bao đê ngăn mặn để canh tác tạo thành chòm dân cư Bù Đìa. Tới cuối thời Trần, đầu
               thời Lê, đê điều bị vỡ, ruộng đất bị bỏ hoang, nhân dân phiêu tán. Vào thời Hồng Đức,
               ông Đào Công Tiến (người Yên Trì) cùng với ông Vũ Tiến Tài (người xã Phong Lưu) đã
               chiêu tập được 14 người (đứng đầu 12 dòng họ) cùng gia đình về quai đê lấn biển, mở
               rộng diện tích.
                  Sau khi làng Yên Trì được tái lập, theo thời gian, cuộc sống ngày một ổn định, dân số
               ngày một phát triển, nhu cầu mở mang đất đai ngày càng cấp thiết đối với nhân dân.
               Tất cả dân đinh trai tráng trong làng được vận động tham gia đắp đầm, củng cố đê điều.
               Bằng tinh thần đoàn kết, hăng say lao động, nhân dân đã biến toàn bộ diện tích từ Đầm
               Bái đến Đồng Tân, Đầm Trong, Đượng Ổi thành đất ở và đất canh tác. Tuy nằm ở vùng
               ngã ba sông, nơi cửa biển có nguồn lợi thủy sản dồi dào nhưng dân làng luôn phải đứng
               trước thách thức khắc nghiệt của khí hậu, thời tiết và thiên tai. Vì vậy, cùng với quá
               trình quai đê lấn biển về phía Tây, cư dân Yên Trì còn lấn dần về phía Đông nơi núi rừng

               rậm rạp để phát nương làm rẫy, trồng trọt canh tác. Ban đầu chỉ có một vài người, một
               vài dòng họ làm chòi, làm trại để canh thú dữ phá hại. Trải qua thời gian, ngày càng có
               nhiều người, nhiều dòng họ cùng tiến về phía Đông làm nhà chắc chắn để cư trú lâu dài.
               Sự di chuyển tự do trong vòng nhiều năm không theo niên biểu đã tạo nên các làng mới
               tồn tại song song với các làng cũ.
                  Trong quá trình phát triển, xã Hiệp Hòa có nhiều lần di dân đi xây dựng các vùng

               kinh tế mới. Năm 1963, xã Hiệp Hòa đưa 13 hộ lên định cư ở vùng Yên Trung (nay thuộc
               phường Phương Đông, thành phố Uông Bí). Năm 1977, xã đã điều 47 hộ với 245 nhân
               khẩu đi xây dựng vùng kinh tế mới Sông Khoai. Năm 1978, nhiều hộ dân của xã Hiệp
               Hòa đã đến xã Đoan Tĩnh, huyện Móng Cái (nay là phường Hải Yên, thành phố Móng
               Cái) tiếp quản đất đai do người Việt gốc Hoa để lại, xây dựng và phát triển kinh tế. Từ
               năm 2000 đến nay, dân số trên địa bàn tương đối ổn định. Tính đến ngày 31/12/2023, xã
               Hiệp Hòa có 2.914 hộ gia đình với 10.215 nhân khẩu, dân cư sinh sống chủ yếu tại khu
               vực phía Đông của xã.
                  Từ chính lịch sử hình thành đầy khó khăn, thách thức và khắc nghiệt của vùng đất
               Hiệp Hòa xưa đã tôi rèn nên những thế hệ cư dân với phẩm chất nổi bật, đó là tính cần
               cù trong lao động sản xuất, quả cảm, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
               Chính họ đã trở thành động lực quan trọng nhất trong quá trình phát triển kinh tế,
               sáng tạo và bảo lưu những giá trị truyền thống của quê hương.

                  4. Khái quát truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng

                  Thời cổ - trung đại, sông Bạch Đằng đoạn chảy qua thị xã Quảng Yên và huyện Thủy
               Nguyên (Hải Phòng) là quan ải quan trọng nhất, nơi quân ta chặn đánh, khống chế lực
   955   956   957   958   959   960   961   962   963   964   965