Page 961 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 961
Phaàn VI: Löôïc chí caùc xaõ, phöôøng 961
lượng binh thuyền của địch. Trong những chiến công vang dội trên sông Bạch Đằng:
chiến thắng năm 938 của Ngô Quyền, chiến thắng năm 981 của Lê Hoàn và đỉnh cao là
chiến thắng quân Nguyên - Mông năm 1288 của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn
đều có sự góp công của nhân dân Hiệp Hòa cùng quân đội vận chuyển lương thực, chặt
gỗ, đẽo cọc và xây dựng trận địa cọc trên sông...
Phát huy truyền thống Bạch Đằng lịch sử, ngày 24/11/1859, giặc cỏ định cướp thành
Quảng Yên, dưới sự lãnh đạo của Lý trưởng Hoàng Kim Chung và ông Nguyễn Bá Bình,
150 dân binh Yên Trì đã anh dũng chiến đấu, đánh tan quân giặc, bảo vệ cuộc sống bình
yên cho nhân dân. Với những đóng góp to lớn trong việc xây dựng xóm làng và trấn an
vùng đất An Quảng qua nhiều triều đại, làng Yên Trì đã 2 lần được vua Tự Đức sắc
phong danh hiệu “An Trì nghĩa dân”.
Sau khi chiếm được Quảng Yên và ổn định hệ thống chính quyền cai trị, thực dân
Pháp cho xây dựng nhà thờ chính xứ Yên Trì và hệ thống các nhà thờ họ đạo nhằm biến
Yên Trì thành trung tâm tôn giáo của vùng Đông Bắc duyên hải, sử dụng tôn giáo làm
công cụ đắc lực phục vụ sự nghiệp bình định vùng Quảng Yên. Song âm mưu và thủ
đoạn thâm độc của chúng không thể mê hoặc, làm nhạt phai tinh thần yêu nước của
đồng bào Công giáo Yên Trì. Nhận thức được cảnh đói khổ và bất công là do thực dân
Pháp gây ra, nhiều người con quê hương đã tích cực tham gia các cuộc khởi nghĩa do
Đốc Tít, Lãnh Pha, Lãnh Hy, Đề Hồng... lãnh đạo với khát khao giành lại độc lập dân
tộc, tự do cho nhân dân. Những cuộc khởi nghĩa đó tuy thất bại nhưng đã để lại những
bài học quý giá, tô thắm thêm truyền thống yêu nước, anh dũng chiến đấu chống giặc
của nhân dân Hiệp Hòa.
Tháng 02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt lịch sử quan
trọng trên con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc. Tại Hiệp Hòa, mặc dù thực
dân Pháp dùng mọi thủ đoạn nhằm chia rẽ lương, giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết dân
tộc, nhưng bằng sự đồng sức, đồng lòng, nhân dân vẫn tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng, nung nấu ý chí đấu tranh giành lại chính quyền. Là địa phương có cơ sở quần
chúng cách mạng đáng tin cậy, tháng 3/1940, Yên Trì được Khu ủy lựa chọn làm địa
điểm thành lập Chi bộ Nhà máy Kẽm Quảng Yên - Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện
Yên Hưng. Cuối năm 1944, tổ Việt Minh đầu tiên ở Yên Trì được thành lập lấy tên là
tổ Việt Minh Phan Đình Phùng, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. Dưới sự chỉ
đạo của Việt Minh, nhân dân tích cực tham gia các hoạt động yêu nước, chuẩn bị điều
kiện khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 20/7/1945, lực lượng tự vệ chiến đấu làng
Yên Trì phối hợp cùng đội du kích Hà Nam và lực lượng vũ trang chiến khu chiếm
Sở Cảnh sát, giải phóng tù chính trị, chiếm Kho bạc, Bưu điện... góp phần giải phóng
thị xã Quảng Yên, tạo điều kiện cho nhân dân toàn tỉnh nổi dậy Tổng khởi nghĩa vào
tháng 8 năm 1945.
Trong 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nhân dân Hiệp
Hòa dưới sự lãnh đạo của Đảng đã kiên trì, bền bỉ đấu tranh. Mặc dù là làng Công giáo
toàn tòng, nằm trong vùng địch hậu nhưng lòng dân luôn hướng về Đảng, kiên cường