Page 959 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 959

Phaàn VI: Löôïc chí caùc xaõ, phöôøng    959



                  XIII. Xã Hiệp Hòa

                  1. Địa lý tự nhiên

                  Xã Hiệp Hòa nằm cách trung tâm thị xã Quảng Yên 2 km về phía Bắc; phía Đông
               giáp phường Cộng Hòa, phía Tây giáp sông Bạch Đằng, phía Nam giáp phường Yên
               Giang và phường Quảng Yên, phía Bắc giáp xã Sông Khoai và phường Trưng Vương
               (thành phố Uông Bí).
                  Xã có diện tích đất tự nhiên 952,48 ha; trong đó diện tích đất nông nghiệp 636,17
               ha, diện tích đất phi nông nghiệp 312,56 ha, diện tích đất chưa sử dụng 3,75 ha. Địa
               hình Hiệp Hòa chia thành 2 vùng khác biệt: phần phía Đông là đồi núi thấp, nối tiếp
               giữa vùng rừng núi thuộc vòng cung Đông Triều và các xã đồng bằng phía Nam của thị
               xã Quảng Yên, địa hình có độ dốc lớn, mức độ xói mòn cao, thích hợp làm đất vườn, đất
               xen canh; phần phía Tây của xã địa hình tương đối bằng phẳng, thích hợp cho canh tác
               nông nghiệp.

                  Trước đây, hệ thống giao thông trên địa bàn chưa được nâng cấp, xây dựng đồng bộ
               nên nhân dân đi lại khó khăn. Hiện nay, mạng lưới giao thông trên địa bàn xã có bước
               phát triển vượt bậc đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Hiệp Hòa có tuyến đường tỉnh 338
               (cầu Sông Chanh - Uông Bí) và đường tỉnh 331B chạy qua cùng hệ thống đường liên
               thôn, liên xã được nâng cấp và cứng hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh
               tế, văn hóa - xã hội với các địa phương khác.

                  2. Khái quát quá trình hình thành

                  Từ thời Trần, trên mảnh đất Hiệp Hòa đã có các cư dân quần tụ, đắp đê ngăn mặn
               cấy lúa, hình thành chòm dân cư Bồ Đề (sau gọi chệch là Bù Đìa). Đến thời thuộc Minh,
               đê điều bị vỡ, ruộng đất bị bỏ hoang, nhân dân phiêu tán khắp nơi. Sau khi chiến thắng
               quân Minh, vua Lê Thái Tổ lên ngôi ban hành chính sách khuyến khích nhân dân phiêu
               tán trở về quê hương phục hồi sản xuất. Dưới thời Hồng Đức, nhân dân trở lại sinh sống,
               tiếp tục khai hoang, lập làng An Trì, sau là xã An Trì. Năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709),
               chúa Trịnh Cương được phong tước An Đô vương, các địa danh phải tránh chữ An, xã
               An Trì được đổi tên thành xã Yên Trì. Đến đầu thế kỷ XIX, Yên Trì là một trong 11 xã
               thuộc tổng Hà Bắc, huyện Yên Hưng.

                  Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình
               mới, xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng, Chính phủ quyết định bãi bỏ cấp
               tổng. Xã Yên Trì thuộc huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên.
                  Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hiệp Hòa là mật danh của
               xã Yên Trì. Năm 1956, xã Yên Trì được đổi tên thành xã Hiệp Hòa.

                  Ngày 30/10/1963, kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa II nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
               phê chuẩn thành lập tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng
               Quảng. Xã Hiệp Hòa thuộc huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh.

                  Năm 2011, thực hiện Nghị quyết số 100/NQ-CP về việc thành lập thị xã Quảng Yên và
               thành lập các phường thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, xã Hiệp Hòa
   954   955   956   957   958   959   960   961   962   963   964