Page 965 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 965
Phaàn VI: Löôïc chí caùc xaõ, phöôøng 965
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, bên cạnh trồng lúa nước, nhân dân Hiệp
Hòa có nhiều nghề thủ công như: chế biến nông sản, làm bún, mộc, rèn, đan thuyền nan,
đan lát, may vá... Trong đó có nhiều nghề đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề cao như nghề
mộc đan thuyền nan.
Hiện nay, với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng, Đảng bộ, chính quyền xã Hiệp Hòa đã tập
trung tranh thủ các nguồn lực, hỗ trợ nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế, tiếp tục
đa dạng hóa các ngành nghề. Năm 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
Quyết định số 275/QĐ-UBND công nhận nghề làm bún Hiệp Hòa là nghề truyền thống.
Dựa trên những thế mạnh sẵn có, Hiệp Hòa tích cực hỗ trợ các hộ sản xuất đầu tư máy
móc, dây chuyền làm bún để tiết kiệm thời gian và công sức, đảm bảo chất lượng. Triển
khai chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP), chính quyền xã tích cực hỗ
trợ các gia đình xây dựng sản phẩm, kết nối thị trường, tạo môi trường phát triển bền
vững cho sản phẩm. Đến nay, toàn xã có 3 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP
cấp tỉnh gồm: tranh bột điệp, cao thiên môn và sản phẩm dao rèn đúc Văn Vinh. Ngoài
ra, toàn xã hiện có 29 tổ, đội xây dựng với 228 lao động, 90 hộ với 143 lao động trong các
ngành, nghề như đóng gạch vôi, đan lát, rèn, đúc, may mặc, chế biến gỗ... góp phần đẩy
mạnh công nghiệp hóa nông thôn, giúp địa phương hoàn thành các tiêu chí xây dựng
nông thôn mới. Năm 2023, giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp -
xây dựng đạt 278,2 tỷ đồng.
Thương mại - dịch vụ
Từ xa xưa, cư dân sinh sống trên địa bàn Hiệp Hòa đã lập chợ để buôn bán, trao đổi
hàng hóa. Khi còn ở Bù Đìa, nhân dân lập chợ Cột Đá làm nơi trao đổi các mặt hàng,
sản phẩm từ biển, từ sông, từ rừng. Sau khi dịch chuyển dần về khu vực địa hình cao
hơn để phát nương làm rẫy, ổn định cuộc sống, dân làng lập chợ Bãi Quán để giao lưu
mua bán giữa làng cũ và làng mới. Đầu thế kỷ XX, sau khi trấn lỵ Yên Quảng chuyển từ
huyện Kim Thành về gò Quỳnh Lâu, nhân dân chuyển chợ về khu vực đồi Mã De, gần
đồn binh, gọi là chợ Đồn. Chợ Đồn họp vào buổi chiều hằng ngày thu hút đông đảo nhân
dân trong vùng như Cộng Hòa, Đông Mai, Sông Khoai và cả cư dân Thủy Nguyên (Hải
Phòng) tới buôn bán với nhiều sản phẩm nông nghiệp, ngư nghiệp đa dạng.
Thực hiện đường lối đổi mới đất nước, ngành thương mại - dịch vụ tại địa phương
có điều kiện phát triển đa dạng. Năm 2021, chợ Ba Đại được đầu tư xây dựng trên
địa bàn xã Hiệp Hòa với diện tích 6.000 m phục vụ nhu cầu của nhân dân trong khu
2
vực. Chợ được quy hoạch đạt tiêu chuẩn chợ cấp III, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa
cháy. Phát huy lợi thế của địa phương có hệ thống giao thông thuận lợi, nhân dân Hiệp
Hòa tích cực mở rộng sản xuất phát triển thương mại - dịch vụ với nhiều loại hình
như: siêu thị, cửa hàng, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận tải, làm đẹp... Đến năm 2023,
toàn xã có 533 hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, giá trị sản
xuất đạt 248,2 tỷ đồng.