Page 975 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 975
Phaàn VI: Löôïc chí caùc xaõ, phöôøng 975
thể và làm nông nghiệp sơ khai. Ngoài ra, họ còn là những người thợ thủ công giỏi chế
tác đồ trang sức. Quá trình tụ cư ở đây, cư dân cổ Đầu Rằm đã có sự giao thoa văn hóa
với cư dân đồng bằng Bắc Bộ và nhiều nơi khác.
Thời Hùng Vương - An Dương Vương, cư dân Đầu Rằm sinh sống chủ yếu trên vùng
“trũng yên ngựa” ở vùng núi Đầu Rằm nhỏ. Họ vẫn khai thác các sản vật từ rừng và các
sản vật từ biển, nhưng họ cũng đã chú trọng đến chăn nuôi (chó, bò, lợn, gà...), tạo nên
nguồn thực phẩm ổn định và phong phú. Hoạt động kinh tế nông nghiệp là chính, có
trao đổi hàng hóa với cư dân các vùng khác, nhưng mang tính tự cung tự cấp.
Giai đoạn Bắc thuộc, các đồ gốm thời Đông Hán dày đặc trong lòng đất ở khu vực
Hoàng Tân, Bùi Xá là minh chứng cho sự sung túc, khéo léo của cư dân và nơi đây có
thể đã từng là trung tâm chính trị của khu vực.
Thời Lý, thời Trần và thời Lê, ở Hoàng Tân đã có các bến thuyền trao đổi hàng hóa tấp
nập. Người dân vừa làm nông nghiệp, vừa khai thác thủy hải sản và buôn bán sản vật
tại các chợ làng. Đến khoảng thế kỷ XIV, lớp cư dân dần tiêu tán. Vào thế kỷ XVI, lớp cư
dân từ Hà Nam, Yên Hưng... đến tiếp tục định cư, lập nên xã Hoàng Hà (sau đổi thành
xã Hoàng Lỗ). Dưới thời vua Minh Mạng và vua Tự Đức, nhiều thành lũy ở Quảng Yên
được xây dựng, biến nơi đây dần trở thành trung tâm chính trị, văn hóa. Đây là điều
kiện để luồng cư dân từ các vùng đồng bằng sông Hồng và các nơi khác đến sinh sống
trên địa bàn xã Hoàng Tân. Năm 1975, toàn xã có 1.231 người, đến năm 2021 là 3.957
người. Tính đến ngày 31/12/2023, xã Hoàng Tân có 4.038 người với 1.172 hộ dân.
Hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân trên đảo Hoàng Tân là trồng trọt và đánh
bắt hải sản. Mặc dù khan hiếm nguồn nước ngọt và thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi
thiên tai nhưng các thế hệ cư dân Hoàng Tân luôn cố gắng, bền bỉ vươn lên trong lao
động sản xuất, cải tạo tự nhiên, khai hoang, lấn biển, xây dựng làng xã và quê hương; từ
đó hun đúc nên truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và ý chí kiên cường của người dân.
4. Khái quát truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng
Hoàng Tân là vùng đất giàu truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng. Trong
bất kỳ giai đoạn lịch sử nào của dân tộc, khi có họa xâm lăng, nhân dân Hoàng Tân đều
giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, tinh thần yêu nước, yêu quê hương, hăng hái tham
gia các cuộc khởi nghĩa, các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Sông Bạch Đằng
đoạn chảy qua thị xã Quảng Yên và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) đã ba lần chứng
kiến chiến công lừng lẫy, oanh liệt, vẻ vang trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của
dân tộc ta. Năm 938, Ngô Quyền đã chỉ huy quân dân ta đánh tan quân xâm lược Nam
Hán, kết thúc hơn 1.000 năm Bắc thuộc, khẳng định độc lập chủ quyền của đất nước.
Lần thứ hai, năm 981, dưới sự chỉ huy của Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, quân và dân
ta đã đánh bại quân xâm lược Nhà Tống, bảo vệ vững chắc bờ cõi nước nhà. Lần thứ ba,
vào mùa xuân năm 1288, quân dân Đại Việt dưới sự chỉ huy của Hưng Đạo Đại vương
Trần Quốc Tuấn đã tiêu diệt, bắt sống toàn bộ đạo binh thuyền hùng mạnh của quân
xâm lược Nguyên - Mông do Ô Mã Nhi chỉ huy trên đường rút lui, góp phần bảo vệ vững
chắc đất nước trước sự bành trướng của đế chế Nguyên - Mông. Trong những thắng lợi
đó, nhân dân Hoàng Tân nói riêng và nhân dân Quảng Yên nói chung đã tích cực tham