Page 976 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 976

976    Ñòa chí Quaûng Yeân



               gia vận chuyển lương thực, nuôi dưỡng binh lính, chặt gỗ, chôn cọc trên sông, phối hợp
               cùng quân đội mai phục, chặn đánh địch ở những nơi hiểm yếu... góp phần làm nên
               thắng lợi trong chiến thắng Bạch Đằng.

                  Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của nhân dân Hoàng Tân càng được
               khơi dậy và phát huy cao độ trong thời đại Hồ Chí Minh. Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt
               Nam ra đời, nhân dân Hoàng Tân được tiếp thu đường lối, ánh sáng cách mạng, tích cực
               tham gia các hoạt động yêu nước, cùng nhân dân cả nước khởi nghĩa giành chính quyền,
               làm nên thắng lợi vĩ đại trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
                  Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954), với ý chí sắt
               đá “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm
               nô lệ”, 318 thanh niên đã lên đường nhập ngũ. Nhân dân trên địa bàn Hoàng Tân cùng
               với nhân dân trong huyện tích cực tham gia chiến đấu chống lại các cuộc càn quét, vây
               hãm của kẻ thù; tăng cường sản xuất, chi viện sức người, sức của cho các chiến dịch,
               góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

                  Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Hoàng Tân có 151 thanh niên nhập ngũ
               cùng hàng chục thanh niên xung phong. Với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để
               đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, quân và dân Hoàng Tân đã đóng góp sức người, sức của,
               anh dũng chiến đấu góp phần cùng quân dân miền Bắc đánh bại hai cuộc chiến tranh
               phá hoại của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa, góp
               phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

                  Trong những năm 1978 - 1979, các thế lực thù địch có nhiều hoạt động phá hoại ở
               biên giới phía Bắc. Trước tình hình đó, hưởng ứng phong trào toàn dân làm chông do
               Huyện ủy phát động, nhân dân xã Hoàng Tân đã nhanh chóng hoàn thành hàng nghìn
               chiếc chông tre, chông sắt để chuyển lên biên giới, góp phần xây dựng vành đai bảo vệ
               biên giới Tổ quốc.

                  Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và thời kỳ bảo vệ Tổ
               quốc, xã Hoàng Tân có hàng trăm thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 32 người
               đã anh dũng hy sinh được công nhận liệt sĩ , nhiều người đã để lại một phần xương
                                                              (1)
               máu nơi chiến trường ác liệt được công nhận thương binh, bệnh binh, góp phần tô thắm
               những trang sử vẻ vang của quê hương, đất nước. Với những đóng góp to lớn đó, Đảng
               bộ và nhân dân xã Hoàng Tân vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần
               thưởng cao quý.
                  5. Kinh tế

                  Trước năm 1986, kinh tế Hoàng Tân gặp nhiều khó khăn, nông nghiệp độc canh cây
               lúa, sản lượng lương thực chưa cao. Từ năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng,
               tình hình kinh tế trên địa bàn xã có nhiều biến chuyển tích cực. Cơ cấu kinh tế xã chuyển
               dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp và tăng dần tỷ trọng
               ngành thương mại - dịch vụ. Năm 2023, tỷ trọng ngành tiểu thủ công nghiệp - xây dựng
               chiếm 12,7%, thương mại - dịch vụ chiếm 37,1%, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 50,2%.

               (1)  Ban Chấp hành Đảng bộ xã Hoàng Tân: Lịch sử Đảng bộ xã Hoàng Tân (1930 - 2020), sđd, tr.345-347.
   971   972   973   974   975   976   977   978   979   980   981