Page 12 - Me Toi
P. 12
cái thuở hàn vi non tuổi đời của
mình. Vì chính sự thực có những
giá trị riêng của nó:
"Vì mẹ nghèo nên tôi và
hai em đã không còn được đi họ c
như khi còn ở trong làng quê.
Mỗi lần mẹ nhìn đám trẻ cắp
sách đi học là mẹ lại nhìn chúng
tôi với hai dòng lệ chảy trên gò
má kh ô cằn vì đói khổ và nắng
mưa đơn độc một mình làm nuô i
ấp ủ ba con trong cảnh Hà-Nộ i xô
bồ kiếm sống.
Mẹ tôi dạy tôi nấu cơm cho hai em ăn và dặn tôi phải bảo vệ thương em. Tuy
nhiên tôi chỉ nấu cơm còn thức ăn là vại cà muối mặn và hũ mắm tôm mà mẹ đã
làm sẵn cho ba anh em ăn cả năm. Đôi khi em tôi đòi ăn rau muống và chỉ xuống
ao của chùa, tôi đành nhìn quanh để phòng ngừa có ai đang đi tới, và bảo hai em
chạy về nhà nấp trong lều. Trong khi hai em tôi kéo tay nhau vội vã chạy về nhà,
tôi nhẩy xuống bờ ao hái vội vàng một ôm rau rồi leo lên bờ chạy thục mạng. Đ ôi
khi tôi theo ông đánh lưới ven sông Hồng xin vài con cá lòng to ng dính lưới đem
về nhà kho mắm tôm mẹ làm sẵn, những bữa ăn có rau cá như thế đã làm anh
em tôi vui và ăn cơm thật ngon miệng."
Để đỡ bớt vất vã của nghề phu khuân vác cho thợ hồ, "Mẹ" học được nghề
làm bánh cam. Chính những chiếc bánh cam "Mẹ" làm đã nuôi con từ Hà Nội vào
Nam. Tôi thật sự trân quý hết tất cả các bà mẹ buôn thúng bán bưng trên khắp
nẽo đường đất nước, tôi chứng kiến nhiều bà mẹ Bắc 54 đã đến bán trong khu cư
xá nơi tôi ở, họ giới thiệu tôi những món ăn ngon do họ làm, nào là những bà mẹ
bán bún riêu, bán bánh ướt chả lụa, bán xôi cúc, xôi gấc và xôi bắp, bán bánh gai,
xu xê, bánh cam,... Món bánh cam là loại bánh mà tôi mê từ thuở tấm bé. Trên
đôi vai gầy guộc của những bà mẹ hiền đã gồng gánh các thứ lỉnh kỉnh củ a gánh
hàng rong đó là tương lai của đàn con bư ớc vào trường, rồi bước vào đời cùng
xâ y dựng miền Nam, trong số đó có tác giả bạn tôi, Chính Nguyên, một
chiến hữu trong quân Không Lực VNCH.
Nay "Mẹ" quá lớn tuổi rồi, "Mẹ" không còn thấy rỏ nữa, khi thanh xuân tuổ i
trẻ "Mẹ" sống tại miền bắc trông tin chồng mà có những chiều tác giả kể lại nước
mắt "Mẹ" buồn rơi khi nhớ chồng. Rồi khi tác giả đi "học tập cải tạo" thì "Mẹ" lại
trông đứng trông ngồi. Khi tác gi ả vượt thoát ra xứ ngoài, dù "Mẹ" biết con mình
bì nh yên, nhưng tình "Mẹ" thương nhớ con để nước mắt mẹ già lại tiếp tục rơi từ
bên kia Thái Bình Dương.