Page 7 - Me Toi
P. 7
V AØ I YÙ K I EÁ N V EÀ T AÄ P T R U Y EÄ N
C UÛ A C H I N H N G U Y EÂ N
Nhà văn Chinh Nguyên với tôi chỉ mới quen nhau một thời gian tương đối ngắn.
Nhưng khi ông ngỏ ý muốn tôi viết vài hàng về tập truyện ngắn sắp in, tôi đã mau mắn
nhận lời, vì dường như trong thâm tâm tôi có niềm tin tưởng ở (cá tính và tư cách)
ông; phải chăng đó là cái duyên văn?
Lúc trước, tôi chỉ biết ông là một nhà thơ, dù tên tuổi chưa quen thuộc lắm với đám
đông, nhưng sau khi đọc tập truyện (ngắn),tôi mới rõ văn tài của ông, một người có
căn bản học vấn vững vàng.
Thực sự, tôi không phải là người chuyên viết truyện; nhưng thỉnh thoảng khi có thì
giờ, tôi cũng thích tìm đọc những sáng tác mới của những cây bút trẻ hay đã thành
danh, để học hỏi, rút tỉa kinh nghiệm.
Qua hơn 300 trang bản thảo, tôi nhận thấy tác giả đã khéo léo dùng những mảnh
hồi ức để viết nên một số truyện ngắn rất hấp dẫn và có giá trị.
Ba lần chạy loạn trong một đời, đã để lại những kỷ niệm khó quên, không thể tách rời
tâm tư người tị nạn, quả đã giúp cho ông nhiều chất liệu quí báu để xây dựng một tác
phẩm văn học đúng nghĩa.
Trong truyện đầu Nỗi Niềm, ghi lại những cảm nghĩ, kỷ niệm về Ban Mê Thuột, tác
giả đã mạnh bạo xác định lập trường chống độc tài, tham nhũng, bất lực chuyên chế
của những chế độ liên hệ
đương thời, như một số bạn
đồng hành cùng số phận : “Gần
hai mươi năm tôi ôm súng giữ
miền Nam, ..(Việt Minh) đổi tên
thay dạng mấy lần nhưng cái
cốt lõi.. đã không hề đổi....Đối
với miền Nam, lãnh đạo chỉ là
bức tượng người biết nói, được
ngoại bang dựng lên. Tướng
lãnh đê hèn nghe ngoại nhân
giết chủ, phản bạn để có đảo
chánh, chỉnh lý lung tung, và